Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Những quyền lợi mà thương binh được hưởng bao gồm những gì?
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2779 Lượt xem

Những quyền lợi mà thương binh được hưởng bao gồm những gì?

Bố tôi là thương binh, đã đi kháng chiến chống Mỹ và suy giảm khả năng lao động 30%, vậy thủ tục làm hồ sơ như thế nào và quyền lợi được hưởng là gì?

Câu hỏi:

Bố tôi là đi kháng chiến chống Mỹ về, bị suy giảm khả năng lao động xác định là 30%, bố tôi đã tham gia chiến đấu trong dịp tết Mậu thân 1968, dịp xuân 1975. Đến nay do hạn về thông tin nên mới biết đế chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Nhà nước. Vậy xin tư vấn giúp tôi bố tôi muốn được hưởng chính sách đó thì phải làm thế nào? thủ tục ra sao và sau khi được công nhận thì sẽ được hưởng những chính sách cụ thể gì? 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Luật, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Nhà nước ta có chủ trương, chính sách đền ơn đáp nghĩa, cụ thể là với những người có công với cách mạng, đã hi sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Do đó, Nhà nước đã có những ưu đã nhất định với những đối tượng này, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn cũng như bù đắp một phần chi phí cho những người thương binh. 

Những quyền lợi mà thương binh được hưởng bao gồm những gì?

Những quyền lợi mà thương binh được hưởng bao gồm những gì?

Thứ nhất: Để xác định bố bạn có thuộc những đối tượng là thương binh và được ưu đãi hay không thì cần căn cứ vào những điều kiện nhất định, cụ thể, tại Pháp lệnh ưu đãi với người có công năm 2005 được sửa đổi bởi pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH quy định điều kiện thương binh như sau:

“Điều 19

1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm;

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.”

Theo như bạn trình bày thì ông bạn bị suy giảm khả năng lao động là 30%, đã trực tiếp tham gia các trận đánh của dân tộc như Mậu thân 1968, Xuân 1975 cho nên đã đủ điều kiện thương binh theo quy định của pháp luật. 

Thứ hai: Về hồ sơ thực hiện hưởng chế độ thương binh, được quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH về thủ tục lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi với người có công thì bố bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

– Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1)

– Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.

” Trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận vết thương thực thể:

a) Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; bệnh án điều trị; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe;

b) Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;

c) Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương để cấp giấy chứng nhận bị thương.” ( Khoản 3, điều 17, thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH)

– Biên bản giám định thương tật (Mẫu TB2).

– Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4).

Sau đó bố bạn nộp tại Sở lao động, thương binh và xã hội để cơ quan có thể xem xét và giải quyết chế độ cho bố bạn. 

Thứ ba: Về những quyền lợi mà thương binh được hưởng, thì theo Pháp Lệnh ưu đãi với người có công năm 2005 được sửa đổi bởi pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH thì người được chứng nhận là thương binh, đã nộp hồ sơ theo quy định thì được hưởng những chính sách sau:

–  Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

–  Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

 Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

–  Căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở.

Như  vậy, Nhà nước đã có những chính sách rất ưu đãi với những người có công với đất nước, thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, trong đó, người được công nhận là thương binh sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế, được điều dưỡng, phục hồi sức khỏe..có thể thấy chính sách của nhà nước là rất ưu đãi với những người có công với cách mạng và đang rất tích cực thực hiện chính sách này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi