Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Những chức danh nào trong Bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4096 Lượt xem

Những chức danh nào trong Bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Để một đất nước có hướng đi đúng đắn, và phát triển lâu dài, cần có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt, học thức và kinh nghiệm cao. Những người lãnh đạo đó được lựa chọn và bầu cử dựa trên những Đại biểu Quốc hội nòng cốt của nước nhà. Vậy Những chức danh nào trong Bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Những chức danh nào trong Bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội?

Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội quy định những chức danh trong Bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội, bao gồm:

– Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội;Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;

– Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.

– Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội.

– Thủ tướng Chính phủ.

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.

Để trở thành Đại biểu Quốc hội phải có đủ các điều kiện nào?

Để trở thành Đại biểu Quốc hội, các cá nhân phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiếp pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

– Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Một số thông tin về Đại biểu Quốc hội

Thứ nhất: Vị trí, vai trò của Đại biểu Quốc hội

– Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

– Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

– Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

Thứ hai: Số lượng Đại biểu Quốc hội

– Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

– Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.

Thứ ba: Thời gian hoạt động của Đại biểu Quốc hội

– Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.

– Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc có trách nhiệm sắp xếp thời gian, công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu.

Thứ tư: Nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội

– Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

– Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.

Để công việc của Đại biểu Quốc hội được diễn ra thuận lợi, cần đảm bảo được những điều kiện nào?

Gồm 3 điều kiện cơ bản:

– Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục. Khi đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thôi làm nhiệm vụ đại biểu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí công tác cho đại biểu Quốc hội. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc.

– Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, trang bị các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động của đại biểu.

– Đại biểu Quốc hội được ưu tiên trong việc mua vé tàu hỏa, ô tô, tàu thủy, máy bay; được ưu tiên khi qua cầu, phà. Trong trường hợp ốm đau, đại biểu Quốc hội không thuộc diện cán bộ trung cấp, cao cấp thì được khám và chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ trung cấp. Đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội không phải là cán bộ, công chức, viên chức khi qua đời được hưởng chế độ về tổ chức lễ tang như đối với cán bộ, công chức.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Những chức danh nào trong Bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội? và các vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?

Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Vậy Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú...

Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn

Trưởng thôn đại diện cho một cộng đồng dân cư ở thôn, xóm, ấp đội... Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng...

Thể thức văn bản hành chính

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất...

Làm hộ chiếu ở hải phòng ở đâu?

Thời gian cấp hộ chiếu tại Hải Phòng có thể thay đổi tùy theo số lượng người đăng ký và công việc xử lý của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, thông thường thời gian làm hộ chiếu và cấp hộ chiếu tại Hải Phòng khoảng 7-10 ngày làm...

Phân biệt Công an và Cảnh sát

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi