Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Nhà xã hội là gì? Điều kiện mua nhà xã hội?

Nhà xã hội là gì? Điều kiện mua nhà xã hội?

Nhà xã hội là Nhà mà được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng, và không phải tất cả các chủ thể trong xã hội đều được quyền sử dụng mà chỉ dành cho những đối tượng đủ điều kiện pháp luật quy định được sử dụng nhà xã hội.

Nhà ở là một mối quan tâm trong cuộc sống của con người, vì vậy mà mọi người luôn giành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để xây dựng cho mình một căn nhà. Vì vậy, Nhà nước ta có chính sách về nhà xã hội để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Nhà xã hội là gì? Điều kiện mua nhà xã hội?

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Nhà xã hội là gì? Điều kiện mua nhà xã hội?

Nhà xã hội là gì?

Theo quy định tại điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định:

“ 1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

[…] 7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”

Nhà xã hội là Nhà mà được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng, và không phải tất cả các chủ thể trong xã hội đều được quyền sử dụng mà chỉ dành cho những đối tượng đủ điều kiện pháp luật quy định được sử dụng nhà xã hội. Ví dụ như những hộ gia đình nghèo, gia đình có công với cách mạng…

Phát triển nhà ở xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế- xã hội, Nhà nước hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội.

Hiểu được khái niệm nhà ở xã hội, Quý vị hãy tiếp tục dõi theo nội dung bài viết để làm rõ toàn bộ thắc mắc: Nhà xã hội là gì? Điều kiện mua nhà xã hội?

Điều kiện mua nhà xã hội?

Theo Điều 49 luật nhà ở năm 2014 quy định về các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm những đối tượng sau:

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

“1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”

Như vậy, theo quy định trên có 10 nhóm đối tượng được mua nhà xã hội. Có thể nhận thấy các nhóm đối tượng trên là những đối tượng: Người có công với cách mạng, các gia đình có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, lực lượng vũ trang nhân dân, các sinh viên, hộ gia đình bị thu hồi đất… nhìn chung các đối tượng này là đối tượng yếu thế, có thu nhập thấp hoặc là đối tượng có đóng góp cho đất nước…Việc quy định nhóm các đối tượng này có quyền mua nhà xã hội thể hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện chính sách phát triển  kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội…

Thủ tục mua nhà xã hội như thế nào?

Những đối tượng được quy định như đã kể trên nếu có nhu cầu về nhà xã hội co thể thực hiện các thủ tục sau để mua nhà xã hội. Theo điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì các giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

Thứ nhất: Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Đối với từng nhóm đối tượng sẽ khác nhau.

Đối tượng là người có công với cách mạng thì phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp;

Đối tượng là người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở;

Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ thì phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp;

Đối tượng là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;

Đối tượng hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền,kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.

Thứ hai: Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau

Thứ ba: Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau

Các đối tượng phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở, trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người.

Mẫu giấy tờ để thực hiện thủ tục như trên do bộ xây dựng ban hành.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Nhà xã hội là gì? Điều kiện mua nhà xã hội? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dấu hiệu nhận biết sổ đỏ thật hay giả?

Tuy nhiên, để đảm bảo cao nhất, các bên có thể thực hiện giao dịch và kiểm tra ngay tại Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng địa phương, những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ....

Giá đền bù đất làm đường cao tốc năm 2023

Khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá...

Giá đền bù đất nông nghiệp năm 2023

Giá đền bù đất nông nghiệp tại mỗi địa phương có thể khác nhau do đặc thù kinh tế, xã hội, địa lý của khu vực, tuy nhiên hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng bảng giá đền bù dựa trên các điều luật tại Luật Đất đai sửa đổi...

Đất không có đường đi có vay ngân hàng được không?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn trả lời câu hỏi: Đất không có đường đi có vay ngân hàng được...

Có nên mua đất không có đường đi?

Đất không có đường đi được hiểu là phần đất nằm bao bọc bởi các bất động sản khác. Vậy có nên mua đất không có đường...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi