Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của ai?
  • Thứ ba, 12/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1631 Lượt xem

Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của ai?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của ai?

Ở Việt Nam, trong mối quan hệ với Đảng, vai trò của Nhà nước được nhận thức một cách khái quát là Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo. Nhà nước quản lý, các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng tham gia quản lý… nói cách khác, đó cũng là cơ chế thực hiện dân chủ ở Việt Nam. Vậy nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của ai?

Nhà nước là gì?

Nhà nước là một tổ chức xã hội, sự hình thành xuất hiện của nhà nước luôn liền với sự ra đời phải xuất hiện của các tầng lớp giai cấp. Nhà nước là cơ quan nằm giữ và điều hành mọi hoạt động, quyền lực, chính trị của xã hội, đưa ra những quyết định, vấn đề sắp yếu nhất của đất nước và điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của một quốc gia.

Nhà nước theo góc độ pháp lý tương đương với một quốc gia, vậy sẽ sở hữu những vùng lãnh thổ của riêng mình, trong nhà nước sẽ được lập ra hệ thống bộ máy chính quyền nắm giữ toàn bộ quyền lực của đất nước, xây dựng và thiết lập những kế hoạch, chính sách vì chính trị-xã hội, ban hành các quy tắc ứng xử và yêu cầu mọi công dân cần phải tuân thủ pháp luật, điều tiết và điều hành mọi hoạt động của đất nước.

Nguồn gốc của nhà nước

Nhà nước ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Do xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành:

– Nhà nước chủ nô

– Nhà nước phong kiến

– Nhà nước tư sản

– Nhà nước vô sản (còn gọi là Nhà nước xã hội chủ nghĩa)

Nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau theo các quan điểm khác nhau.

– Học thuyết tôn giáo, thần quyền (Thiên Chúa giáo, Nho giáo,…) cho rằng Nhà nước ra đời là do ý muốn của thượng đế và người làm vua của một nước là người do thượng đế lựa chọn.

– Học thuyết gia trưởng lại cho rằng Nhà nước ra đời là do sự hình thành, phát triển của gia đình. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu – người đó là gia trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu – người đó là tộc trưởng.

– Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời do việc những người cùng nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận/khế ước, để tất cả cùng sinh sống, hoạt động trong khuôn khổ đó.

Theo học thuyết Mác – Lênin thì nguồn gốc ra đời của Nhà nước gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nhà nước ra đời trước nhu cầu cần một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xung đột và đầu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều tiết xã hội, bảo vệ các lợi ích chung trong xã hội.

Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của ai?

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ”

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định về nguyên tắc kiểm soát quyền lực như sau: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiếm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ”

Bản chất của Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với mục tiêu xây dựng một xã hội chủ xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bản chất của nhà nước Việt Nam thể hiện ở:

Thứ nhất: Nhà nước ta là nhà nước chủ xã hội chủ nghĩa, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc hiến định. Đây là đặc điểm thể hiện tính giai cấp của Nhà nước và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân.

Thứ hai: Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền cùa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân tổ chức ra và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối họp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải theo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thứ ba: dân chủ là thuộc tính của Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia đông đảo vào các công việc của Nhà nước và xã hội.

Thứ tư: Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.

Thứ năm:  Mục tiêu của Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước.

Trên đây là nội dung bài viết Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của ai? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi