• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3087 Lượt xem

Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Áp dụng pháp luật luôn là một trong những nội dung được quan tâm rất nhiều trong xã hội. Tuy nhiên, nội dung này rất hay bị nhầm lẫn và trừu tượng.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

– Đặc điểm của pháp luật:

+ Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến:

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào.

Do đó, mọi người trong xã hội cần tuân thủ các quy định của pháp luật đã được ban hành.

+ Chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước:

Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các thủ tục, quy trình phúc tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều chủ thể.

+ Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước:

Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp từ giáo dục, thuyết phục rồi cưỡng chế.

+ Pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức được thể hiện dưới dạng văn bản:

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, chặt chẽ và cụ thể.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Thứ nhất: Nguyên tắc áp dụng pháp luật chung trên Thế giới

– Ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

– Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

– Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

– Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực.

– Áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề trừ Hiến pháp.

Thứ hai: Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong pháp luật Việt Nam

– Ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung:

+ Khoản 1 – Điều 4 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Do đó, Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh toàn bộ các quan hệ pháp luật thuộc pháp luật dân sự.

+ Điều 3 – Luật Doanh nghiệp năm 2014: Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành, theo đó trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó.

– Ưu tiên áp dụng luật được ban hành sau:

+ Khoản 3 – Điều 156 – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: Các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau.

Thứ ba: Một số hạn chế trong nguyên tắc áp dụng pháp luật

– Các quy định hiện hành không xác định rõ thứ tự ưu tiên khi áp dụng 02 nguyên tắc trên dẫn đến khi phát sinh xung đột mâu thuẫn sẽ không xác định được phải áp dụng nguyên tắc này.

– Các quy định hiện hành cũng không xác định rõ luật nào là luật chung, luật nào là luật riêng, luật chuyên ngành, không quy định rõ luật chuyên ngành ban hành trước thì áp dụng quy định của luật nào.

– Còn diễn ra tình trạng một số bộ, ngành lạm dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật để ban hành nhiều quy định đặc thù có lợi cho bộ, ngành, lĩnh vực quản lý của mình dễ tạo ra nguy cơ hệ thống pháp luật chồng chéo, không thống nhất.

– Hoạt động rà soát, thẩm định, thẩm tra văn bản trong quá trình xây dựng luật còn bất cập dẫn đến một số trường hợp không phát hiện và sửa đổi bổ sung kịp thời các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo.

– Pháp luật hiện hành chưa trù liệu cơ chế giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong áp dụng các nguyên tắc nêu trên.

Như vậy, Nguyên tắc áp dụng pháp luật đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu lên một số hạn chế trong quá trình áp dụng các nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực tế hiện nay hay khái niệm đặc điểm của pháp luật. Chúng tôi mong rằng với những nội dung đã trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi