Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn giấy phép con Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng là người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử?
  • Chủ nhật, 26/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 290 Lượt xem

Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng là người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử?

Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng là người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thông tin giải đáp qua bài viết này nhé!

Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng là người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử?

Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử như sau:

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).

4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.

6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

Khoản 1 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP làm rõ về thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử như sau:

1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Như vậy, qua các quy định chúng tôi chia sẻ, Quý vị lưu ý sự khác biệt giữa người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:

– Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng là các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

– Người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử hay thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;

– Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;

– Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c khoản này và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định cụ thể tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP như sau:

– Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.

– Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:

+ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Nếu sàn giao dịch thương mại điện tử có kết hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, mô tả quy trình giao dịch đối với từng hình thức tổ chức hoạt động này, bao gồm quy trình giao nhận hàng hóa (nếu có);

+ Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, trường hợp một giao dịch có nhiều hơn 02 bên tham gia thì phải phân định rõ trách nhiệm giữa các bên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ;

+ Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;

+ Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;

+ Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.

+ Phân định trách nhiệm về cung cấp chứng từ hàng hóa giữa người bán, bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và bên cung cấp dịch vụ logistics trong trường hợp có giao kết sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba;

+ Quy trình phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Chính sách áp dụng chung cho các giao dịch trên sàn liên quan đến vấn đề kiểm hàng, chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền (bao gồm những trường hợp hoàn tiền, quy trình và phương thức hoàn tiền cho khách hàng) trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.

– Khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi