Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2124 Lượt xem

Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào?

Trong thời gian giãn cách xã hội theo chị thỉ 16 tại Hà Nội, người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào là câu hỏi được quan tâm. Hãy theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng thì Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vào tối 3/9 đã có chỉ thị số 20 tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Vấn đề Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào là câu hỏi được quan tâm. Hãy theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Hà Nội phân chia vùng 1,2,3 theo tiêu chí nào?

Trước khi giải đáp về Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào thì bài viết xin giải đáp một số nội dung liên quan. Theo Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 (Quyết định 2686) của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 có nêu cụ thể 4 mức độ nguy cơ được thể hiện trên bản đồ chống dịch tương ứng với các màu sắc.

Ngoài ra tại Hà Nội cũng sẽ thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất.

Vùng 1: Khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ được xác định là vùng đỏ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao.

Vùng 2: (phía Bắc, Đông Sông Hồng): Được phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với Vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc. Trong Tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao.

Vùng 3 (phía Tây, phía Nam Thành phố): Vùng sản xuất nông nghiệp và các Khu, Cụm Công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp.

Ranh giới và quy định phòng chống dịch tại khu vực 1,2,3 ra sao?

Theo đó các vùng được phân chia ranh giới cụ thể và và có biện pháp áp dụng chống dịch riêng. Cụ thể:

Vùng 1: (Vùng đỏ) bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, kênh Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô. Vùng này áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng và một số biện pháp ở mức cao hơn.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Vùng 2: (Vùng cam) là toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Vùng này áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng và một số biện pháp ở mức cao hơn.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo Phương án đã được phê duyệt.

Vùng 3: (Vùng xanh) là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm Công nghiệp có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp. Chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy.

Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Vùng này áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng và một số biện pháp.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch.

Vậy khi đã nắm được thông tin phạm vi ranh giới các khu vực thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào ở phần tiếp theo của bài viết.

Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào?

Để giải đáp câu hỏi Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào thì theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì từ 6h ngày 6/9/2021 đến 6h ngày 21/9, thành phố Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại 3 vùng . Theo Chỉ thị 20, Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp công an thành phố và sở Giao thông vận tải để lắp đặt các chốt cứng hạn chế người và phương tiện từ Vùng 2, 3 di chuyển vào Vùng 1 và ngược nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng. Cụ thể Sở đã lắp đặt 17 rào chắn cứng (chốt cứng) trên các trục đường dẫn vào nội đô tại các điểm giữa Vùng 1 và Vùng 2, Vùng 3 phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

– Theo quyết định của thành phố Hà Nội, vùng 1 sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam”. Người dân sẽ không được ra khỏi nhà trừ các trường hợp cần thiết mua hàng hóa hay mua lương thực, thuốc men.. là danh mục các hàng hóa thiết yếu đã được công bố.

+ Đối với người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 2 và ngược lại qua 6 chốt, gồm: Cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì.

+ Đối với người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 3 và ngược lại qua các chốt: Cống Liên Mạc, cầu Diễn, cầu Xuân Phương, cầu Ngà, cầu sông Đáy, cầu An Lạc, cầu 72II, cầu Cù Sơn, cầu Tân Phú, cầu Mai Lĩnh, ngã ba đê Tả Đáy, cầu Thạch Bích, cầu Khe Tang, cầu Qua, cầu Quán Gánh, ngã ba đê Hữu Hồng – trạm bơm Hồng Vân.

+ Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt cứng.

– Đối với vùng 2, vùng 3 Thành phố Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, một số khu vực áp dụng chỉ thị 15 nên theo chỉ thị 15 thì người dân chỉ bị hạn chế việc di chuyển chứ không bị cấm ra đường. Do đó, những người từ vùng 2, vùng 3 có thể di chuyển sang các vùng khác (ngoại trừ vùng 1). Tuy nhiên để giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) thì đối với những người ở vùng 2, vùng 3 chỉ nên di chuyển liên vùng khi thực sự có nhu cầu cần thiết để tránh chi phí mất khi thực hiện việc test nhanh kháng nguyên, RT-PCR.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp vấn đề Người dân vùng 1,2,3 đi lại như thế nào của chúng tôi. Người dân nên ai ở yên đó, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết để phòng chống dịch tốt nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi