Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Nghị định là gì? Cơ quan ban hành nghị định?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9938 Lượt xem

Nghị định là gì? Cơ quan ban hành nghị định?

Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ yếu ở đây là Chính phủ, ban hành ra để giải thích, hướng dẫn luật hoặc những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội mà chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh.

Hiên nay, để giải quyết các công việc trên thực tế thì Chính phủ thường xuyên ban hành ra các Nghị định. Đối với người dân thì Nghị định không còn là loại văn bản xa lạ. Tuy nhiên còn nhiều người chưa hiểu rõ được Nghị định là gì? cơ quan nào ban hành ra hoặc hay bị nhầm lẫn Nghị định với những văn bản quy phạm pháp luật khác. Do vậy qua bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ giải đáp giúp Qúy khách về những thắc mắc này.

Nghị định là gì?

Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ yếu ở đây là Chính phủ, ban hành ra để giải thích, hướng dẫn luật hoặc những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội mà chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh.

Đồng thời Nghị định còn quy định các quyền và những vụ của công dân được hưởng theo nội dung của Hiến pháp và Luật.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Nghị định là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp cho Qúy khách thêm một số nội dung cơ bản liên quan đến nghị định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các vấn đề trong Nghị định được Chính phủ ban hành gồm các nội dung như:

+ Giải thích chi tiết nội dung các điều, khoản, điểm trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị quyết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Triển khai các biện pháp mang tính cụ thể để thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…

+ Đưa ra các biện pháp cụ thể để tiến hành triển khai nội dung chính sách các lĩnh vực như Kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính, ngân sách, văn hóa giáo dục

+ Quy định những vấn đề quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ

+ Các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác…

+ Những vấn đề phát sinh nhưng thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng lại chưa được phát triển thành luật thì khi đó sẽ ban hành Nghị quyết để tạm thời khắc phục vấn đề cho đến khi có Luật ra đời.

Nghị định tiếng Anh là gì?

Nghị định tiếng Anh là decree, decree có thể làm danh từ và động từ.

Ví dụ: Nghị định 123/2021 về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài –> Decree No. 123/2021/NĐ-CP regarding issuance of a work permit for foreigners

>>>> Tham khảo: Nghị quyết là gì?

Cơ quan ban hành nghị định?

Hiện nay theo quy định tại điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật  quy định Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền ban hành ra Nghị định. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở nước ta, trực tiếp quyền hành pháp, dưới Chính phủ còn có các bộ và cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ thì có thể thấy Chính phủ là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Nghị định.

Nghị định có hiệu lực khi nào?

– Hiện nay không có bất cứ một điều luật cụ thể nào quy định chung về thời điểm phát sinh hiệu lực của Nghị định

– Theo như phân tích ở nội dung phía trên thì Nghị định được Chính phủ ban hành nhằm triển khai thực hiện hoặc đưa ra các giải pháp đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…. mới phát sinh mà luật chưa có quy định hoặc chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật

– Do vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cấp bách mà thời điểm phát sinh lực của Nghị định quy định các vấn đề khác nhau là khác nhau

– Trong mỗi Nghị định thì thông thường nội dung của điều cuối cùng trong Nghị định sẽ quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực

– Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoài lệ, Nghị quyết được ban hành theo thủ tục rút gọn thì ngày phát sinh hiệu lực có thể chính là ngày Nghị định được thông qua hoặc ký ban hành

Ví dụ:

– Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt được ban hành vào ngày 30/12/2019 thì tại Điều 84 của Nghị định quy định về hiệu lực thi hành là từ ngày 1/1/2020

Nguyên nhân Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ sau 2 ngày ban hành là để kịp thời khắc phục “chỗ trống” của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP

– Trong Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động….vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được ban hành ngày 8/10/2019, thì tại điều 16 hiệu lực thi hành sẽ bắt đầu vào ngày 1/12/2019, tức là sau gần 2 tháng ban hành thì văn bản mới có hiệu lực.

Nghị định có phải là văn bản dưới luật không?

Trước tiên phải khẳng định Nghị định do Chính phủ ban hành là văn bản có giá trị pháp lý dưới luật

– Căn cứ vào việc Nghị định được ban hành để nhằm giải thích chi tiết nội dung của Luật, Nghị quyết, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; triển khai thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…

Là giải thích, triển khai thực hiện các văn văn quy phạm pháp luật đã được ban hành và phát sinh hiệu lực trước đó

– Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì Nghị định của Chính phủ là văn bản dưới:

+ Hiến pháp do Quốc hội ban hành

+ Luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành

+ Pháp lệnh, Nghị quyết do UBTVQH ban hành

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Dưới nghị định là gì?

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

– Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

– Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

– Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

– Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

– Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Nghị định là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thông tư là gì? Cơ quan ban hành thông tư?

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban...

Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

Thẩm định được hiểu là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực...

Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Việc phê duyêt lựa chọn nhà thầu được quy định trong các văn bản pháp luật: Luật Đấu thầu 2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật Đấu thầu về lựa chọn nhà...

Điều kiện kết nạp đảng viên 2024

Điều kiện kết nạp đảng viên 2024 như thế nào? Bài viết này sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả giải đáp thắc mắc trên một cách chính...

Cơ quan hành pháp là gì? Hệ thống hành pháp của Việt Nam

Cơ quan hành pháp là cơ quan có nhiệm vụ thi hành các nội dung được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật khác do Quốc hội - cơ quan lập pháp ban hành, chủ thể có quyền hành pháp bao gồm tất cả các cá nhân đang giữ chức vụ trong Chính...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi