Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra cho bản thân, gia đình, xã hội
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2801 Lượt xem

Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra cho bản thân, gia đình, xã hội

Người kết hôn sớm sẽ mất đi nhiều cơ hội học hành và phát triển, do cơ thể của họ chưa phát triển hoàn chỉnh về tâm sinh lý và chưa có những suy nghĩ đúng đắn về việc kết hôn.

Tại các khu vùng núi, dân tộc tình trạng tảo hôn diễn ra không ít, bởi người dân vẫn chịu ảnh hưởng của suy nghĩ cũ là nên kết hôn sớm và sinh con. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ nghiêm trong với con người và đời sống. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra cho bản thân, gia đình, xã hội để Khách hàng có thêm thông tin hữu ích.

Tảo hôn là gì?

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Từ quy định trên ta thấy, tảo hôn là việc cả hai người nam và nữ hoặc chỉ người nam hoặc chỉ người nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã lấy vợ, lấy chồng. Trong đó, luật không có khái niệm lấy vợ, lấy chồng nhưng có thể hiểu là tổ chức đám cưới.

Bởi theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật này, đây là một trong các hành vi bị cấm. Do đó, thông thường, việc lấy vợ, lấy chồng của nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn sẽ không được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kết hôn.

Chưa cần tìm hiểu kỹ càng, nhưng hậu quả trước mắt của hành vi tảo hôn là những đứa trẻ chưa đủ tuổi nhưng kết hôn sớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khoẻ sinh sản của nam, nữ đặc biệt là các bé gái.

Ngoài ra, do chưa đủ tuổi, chưa trưởng thành, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên việc mang thai, sinh con, nuôi con sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chính cha, mẹ và con.

Như vậy tảo hôn là việc nam nữ đăng ký kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định, là một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo luật hiện hành.

Ví dụ về tảo hôn

Hưng 16 tuổi và Hà 15 tuổi  Khi 2 em đang ở độ tuổi lẽ ra phải được đến trường thì  cha mẹ của các em lại bắt ép các em phải lập gia đình,  bỏ dở  việc học hành và để lo cho cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trực tiếp lên vai của các em.

Có thể thấy đây  là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của đôi bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn, tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự mình lo cho cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình;

Bên cạnh đó, hành vi trên còn vi phạm quy định trong Luật trẻ em về quyền được giáo dục, đến trường học tập của chúng. Và vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội: kết hôn khi còn quá trẻ thì khi sinh con sẽ dễ gây dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống sau này của toàn dân tộc.

Mục đích hướng tới của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững cũng khó có thể đạt được nếu như tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn.

Nguyên nhân tảo hôn

+ Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.

+ Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.

+ Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.

+ Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.

Hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra cho bản thân, gia đình, xã hội

Những hậu quả xấu của việc tảo hôn sẽ ảnh hưởng đến chính người tảo hôn, đến gia đình, con cái và toàn xã hội. Hậu quả có thể kể đến như sau:

– Đối với người tảo hôn:

Người kết hôn sớm sẽ mất đi nhiều cơ hội học hành và phát triển, do cơ thể của họ chưa phát triển hoàn chỉnh về tâm sinh lý và chưa có những suy nghĩ đúng đắn về việc kết hôn. Con cái cũng có thể bị ảnh hưởng do người mẹ chưa phát triển đầy đủ khi sinh con. Gia đình của đôi vợ chồng trẻ chưa nhận thức được cũng sẽ nhanh chóng tan vỡ.

Ngoài ra với một gia đình trẻ thì chắc chắn điều kiện kinh tế chưa vững vàng, nên những người con cũng không được chăm sóc chu đáo và điều kiện cơ bản.

– Đối với gia đình:

Khi con cái chưa phát triển và suy nghĩ đúng đắn thì thường có suy nghĩ sai lầm và bố mẹ chính là người phải gánh chịu, chăm sóc. Không những vậy chính gia đình của cặp vợ chồng trẻ cũng ly hôn và không còn hoàn chỉnh.

– Đối với xã hội:

Đối với xã hội thì chúng ta sẽ dễ thấy nhất đó là những người tảo hôn đã vi phạm pháp luật về hôn nhân. Những người con do họ sinh ra có thể trở thành những đứa trẻ không có đẩy đủ sự yêu thương chăm sóc, còn bị ảnh hưởng xấu từ cha mẹ nên khiến chúng trở thành những đứa trẻ không tốt trong tương lai.

Đồng thời tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 nên chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.

– Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:

+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra cho bản thân, gia đình, xã hội? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi