Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1089 Lượt xem

Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Xác định đúng đắn các ngành luật và ranh giới giữa các ngành luật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc hệ thống hoá pháp luật. Vấn đề phân chia ngành luật không phải là một việc làm cứng nhắc, bất biến mà có sự thay đổi nhất định qua từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 

Luật hôn nhân và gia đình 

Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình Việt Nam, 

Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. 

Nguồn chủ yếu của Luật hôn nhân và gia đình là Luật hôn nhân và gia đình do Quốc hội thông qua ngày 9-6-2000, có hiệu lực ngày 01-01-2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. 

Luật hôn nhân và gia đình bao gồm các chế định sau đây:

a. Chế định kết hôn 

Kết hôn là sự kiện pháp lý quan trọng nhằm xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, cơ sở để xây dựng gia đình. 

Chế định kết hôn có các quy định sau:

– Điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn; 

– Đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo nghi thức do pháp luật quy định; 

– Huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

b. Chế định quan hệ giữa vợ và chồng 

Quan hệ giữa vợ và chồng là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do sự kiện kết hôn. Chế định quan hệ giữa vợ và chồng quy định: 

– Tình nghĩa vợ, chồng và sự bình đẳng vợ, chồng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình; 

– Vấn đề lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng, 

– Tôn trọng danh sự, nhân phẩm, uy tín, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của vợ và chồng; 

– Vấn đề đại diện cho nhau giữa vợ chồng;

 – Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch dân sự do một bên thực hiện; 

– Tài sản chung vợ, chồng và việc thực quyền sở hữu, việc chia tài sản chung, việc thừa kế tài sản; 

– Tài sản riêng vợ, chồng và việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng. 

c. Chế định quan hệ giữa cha mẹ và con 

Quan hệ giữa cha mẹ và con là quan hệ huyết thống gần gũi nhất trong quan hệ gia đình. Chế định này có những quy định chủ yếu sau đây: 

– Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con và nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ; 

– Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng;

– Vấn đề đại diện cho con và bồi thường thiệt hại do con gây ra;

– Vấn đề hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; 

– Vấn đề tài sản riêng của con và quyền của cha mẹ trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của con. 

d. Chế định quan hệ giữa ông bà và cháu; giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình 

Đây là một dạng quan hệ huyết thống mà độ gần gũi xếp sau quan hệ cha mẹ và con. Chế định có các quy định: nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ngoại và cháu; nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. 

đ, Chế định cấp dưỡng 

Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống, người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật. 

Chế định cấp dưỡng quy định:

– Các trường hợp thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người có quan hệ cấp dưỡng;

– Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

e. Chế định xác định cha, mẹ, con

Chế định xác định cha, mẹ, con là chế định của luật hôn nhân và gia đình cụ thể hoá Điều 43 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con.

Chế định này quy định:

– Phương thức xác định cha, mẹ, con;

– Quyền nhận cha, mẹ;

– Quyết yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

f. Chế định con nuôi 

Chế định con nuôi được quy định trong luật hôn nhân và gia đình nhằm góp phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là đối với các trẻ mồ côi; tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi vv… Pháp luật cũng cho phép nhận người đã thành niên tàn tật làm con nuôi hoặc làm con nuôi của người già, yếu, cô đơn để cha mẹ nuôi và con nuôi nương tựa, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. 

Chế định con nuôi có các quy định:

 – Điều kiện của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi;

– Thủ tục nhận con nuôi;

– Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi;

– Chấm dứt việc nuôi con nuôi

g. Chế định giám hộ giữa các thành viên trong gia đình 

Chế định giám hộ giữa các thành viên trong gia đình nhằm cụ thể hoá chế định giám hộ của Bộ luật dân sự vào các quan hệ hôn nhân và gia đình. 

Chế định này quy định:

– Cha mẹ giám hộ cho con và cha mẹ cử người giám hộ cho con; 

– Con riêng giám hộ cho bố dượng, mẹ kế;

– Giám hộ giữa anh, chị, em; giữa ông bà và cháu.

h. Chế định chấm dứt hôn nhân 

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật theo yêu cầu của một bên hoặc do sự thuận tình của hai vợ chồng và được toà án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn. 

Chế định ly hôn quy định:

– Quyền yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn;

– Vấn đề hoà giải tại cơ sở và tại toà án.

– Căn cứ để toà án quyết định cho ly hôn;

– Thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;

– Việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, thăm nom con sau khi ly hôn;

– Chia tài sản sau khi ly hôn.

i. Chế định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 

Chế định này có các quy định: 

– Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; 

– Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; 

– Kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài; – Nuôi con nuôi, xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài. 

Luật hình sự 

Luật hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, những hình phạt. Luật hình sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội. 

Luật hình sự “có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” (Điều 1 Bộ luật hình sự năm 1999). 

Hệ thống luật hình sự bao gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm. Phần chung bao gồm các quy phạm pháp luật quy định các khái niệm cơ bản của luật hình sự như tội phạm, hình phạt và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Phần các tội phạm quy định các loại tội phạm cùng với những tội phạm cụ thể, khung hình phạt và mức hình phạt áp dụng đối với các tội phạm ấy. VỚI Phần chung của luật hình sự bao gồm những chế định sau đây: 

a, Chế định tội phạm 

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. 

Chế định tội phạm quy định khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm, những vấn đề liên quan đến tội phạm như: cố ý phạm tội, vô ý phạm tội, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, đồng phạm vv…, những khái niệm về trách nhiệm hình sự như: tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự. 

b. Chế định hình phạt 

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt một mặt nhằm trừng trị người phạm tội và mặt khác nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 

Chế định hình phạt quy định các loại hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung), các biện pháp tư pháp, những vấn đề về quyết định hình phạt và chấp hành hình phạt. 

Phần các tội phạm quy định 14 loại tội phạm bao gồm: – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; 

– Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; 

– Các tội xâm phạm sở hữu;

– Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;

– Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;

– Các tội xâm phạm về môi trường;

– Các tội phạm về ma tuý;

– Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;

– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;

– Các tội phạm về chức vụ;

– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

– Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân;

– Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. 

Nguồn chủ yếu của luật hình sự là Bộ luật hình sự do Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 01-7-2000, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 về việc thi hành Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. 

Nội dung cụ thể của luật hình sự được nghiên cứu trong Chương VII giáo trình này. 

Luật kinh tế

Quan điểm coi luật kinh tế là một ngành luật độc lập xuất hiện ở các nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung

Theo quan điểm này, luật kinh tế được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế và quá trình kinh doanh của xã hội. Quan điểm này nhận định rằng, quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau là một loại quan hệ xã hội đặc thù: mỗi loại quan hệ xã hội đó đều tồn tại hai yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau – yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức kế hoạch.

Do tính đặc thù đó cho nên không thể coi quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế như quan hệ hành chính nói chung và đưa nó thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính; cũng như không thể coi các quan hệ kinh doanh như quan hệ tài sản nói chung để đưa nó thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự mà phải có một ngành luật độc lập điều chỉnh hai loại quan hệ xã hội này – đó là ngành luật kinh tế. 

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay, các quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế và các quan hệ kinh doanh cũng phải được điều chỉnh bằng một ngành luật riêng – ngành luật kinh tế với những chế định chủ yếu sau đây: 

a) Chế định quản lý nhà nước về kinh tế; 

b) Chế định thành lập, hoạt động của doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác; 

c) Chế định hợp đồng trong kinh doanh; 

d) Chế định giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại; 

đ) Chế định về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Luật tố tụng hình sự 

Luật tố tụng hình sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Luật tố tụng hình sự “quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003). 

Luật tố tụng hình sự bao gồm các chế định chủ yếu sau đây:

a) Chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự;

b) Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;

c) Chế định người tham gia tố tụng;

d) Chế định chứng cứ;

đ) Chế định các biện pháp ngăn chặn;

e) Chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

g) Chế định điều tra, truy tố,

h) Chế định xét xử sơ thẩm;

i) Chế định xét xử phúc thẩm;

k) Chế định thi hành án;

1) Chế định xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; 

m) Chế định thủ tục đặc biệt;

n) Chế định hợp tác quốc tế. 

Nguồn chủ yếu của luật tố tụng hình sự là Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003, có hiệu lực ngày 01-7-2004, Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26-11-2003 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. 

Nội dung chủ yếu của luật tố tụng hình sự được đề cập trong Chương VII Giáo trình này. 

Luật tố tụng dân sự 

Theo Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự do Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 thì luật tố tụng dân sự là tổng thể quy phạm pháp luật quy định các nguyên tắc cơ bản trong đó quy định trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự (theo nghĩa hẹp), tranh chấp hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh – thương mại, tranh chấp lao động (gọi chung là vụ án dân sự theo nghĩa rộng) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động (gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (gọi chung là vụ, việc dân sự) tại Toà án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nói một cách khác, luật tố tụng dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc dân sự và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án nhân dân. 

Luật tố tụng dân sự bao gồm những chế định chủ yếu sau đây:

a) Chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự;

b) Chế định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;

c) Chế định người tham gia tố tụng;

d) Chế định chứng minh và chứng cứ;

đ) Chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Chế định khởi kiện;

g) Chế định giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm;

h) Chế định giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm;

i) Chế định xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

k) Chế định giải quyết việc dân sự;

1) Chế định thi hành án dân sự; 

m) Chế định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. 

Nguồn chủ yếu của luật tố tụng dân sự là Bộ luật tố tụng dân sự do

Quốc hội thông qua ngày 15-6-2004, có hiệu lực kể từ ngày 01-1-2005, Luật năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự; Luật Thi hành án dân sự 2008; Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15-6-2004 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. 

Nội dung chủ yếu của luật tố tụng dân sự được nghiên cứu trong Chương VI giáo trình này.

Luật tố tụng hành chính 

Luật tố tụng hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trong các vụ án hành chính, luôn luôn có một bên chủ thể là cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước. Vì thế, ngoài các bước chung như của các ngành luật tố tụng khác, có những quy định rất riêng cho việc khiếu kiện và giải quyết các vụ án hành chính. 

Luật tố tụng hành chính bao gồm các chế định chủ yếu sau đây:

a) Chế định về nguyên tắc tố tụng hành chính;

b) Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;

c) Chế định người tham gia tố tụng;

d) Chế định khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính;

đ) Chế định phiên toà sơ thẩm;

e) Chế định phiên toà phúc thẩm;

g) Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm; 

h) Chế định thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; 

i) Chế định thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính. 

Nguồn chủ yếu của Luật tố tụng hành chính là Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009. 

Một số nội dung của luật tố tụng hành chính được nghiên cứu trong Chương V giáo trình này. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi