Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 16645 Lượt xem

Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau.

Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội luôn được đánh giá là mối quan hệ có tầm quan trọng. Chính vì thế trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số khái niệm cũng như mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Để tìm ra mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trước hết cần làm rõ khái niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Khái niệm tồn tại xã hội là gì? 

Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – môi trường địa lý, dân số và mật độ dân số… Trong đó phương thức sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc… cũng có vai trò nhất định đối với tồn tại xã hội.

Khái niệm ý thức xã hội là gì?

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận… Nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử.

Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận (khoa học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học…).

>>>> Tham khảo: Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Nội dung mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:

Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:

Tôn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, phải tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.

Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức sản xuất đã thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.

+ Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội:

Sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc nào cũng diễn ra trực tiếp mà cần phải xét đến cùng qua nhiều khâu trung gian mới thấy được, bởi vì ý thức xã hội có tính độc lập của mình. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể hiện dưới các hình thức sau:

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sở dĩ như vậy bời vì:

Do nó chỉ là phản ánh của tồn tại xã hội nên thường biến đổi sau.

Do nó có những bộ phận có tính bền vững, tính bảo thủ cao (tâm lý xã hội, tôn giá…).

Do có những lực lượng xã hội luôn tìm cách duy trì tính lạc hậu trên (nhằm cai trị …).

Vai trò tiên phong vượt trước của tri thức khoa học, bộ phận này trong ý thức xã hội có khả năng nắm bắt các quy luạt vận động khách quan, từ đó đưa ra được những dự báo, tiên đoán về sự phát triển của xã hội, nên có thể đi tồn tại xã hội nên có thể đi trước một bước so với tồn tại xã hội.

Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội có thể làm cho nó có một trình độ phát triển cao hơn so với tồn tại xã hội. Nên có những dân tộc với trình độ kinh tế, chính trị kèm phát triển nhưng đời sống tinh thần lại rất phát triển, chẳng hạn dân tộc Đức ở thế kỷ XIX: kinh tế lạc hậu so với Châu Âu, nhưng văn hóa tinh thần cực kỳ phát triển…

Sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội có thể tạo ra những quy luật đặc thù, chi phối sự phát triển của ý thức xã hội, làm cho nó không hoàn toàn lệ thuộc vào tồn tại xã hội. Cụ thể là ở những giai đoạn nhất định thường nổi lên một hình thái ý thức xã hội chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức còn lại (làm cho toàn bộ xã hội phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ đạo: thời trung cổ thì tôn giáo chi phối xã hội, ngày nay khoa học chi phối xã hội).

Do có tính độc lập tương đối nên ý thức xã hội có thể tác động trở lại lên tồn tại xã hội theo hai xu hướng là:

Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội. Vai trò này thuộc về ý thức của những giai cấp tiến bộ và cách mạng.

Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tác các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Tác động này thuộc về ý thức của những giai cấp cũ, lạc hậu, phản động. Sự tác động ý thức xã hội lên tồn tại xã hội phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào trong phong trào của quần chúng nhân dân.

Cho nên phải thường xuyên đấu tranh để phổ biến tri thức khoa học và lý luận cách mạng cho quần chúng nhân dân, đồng thời để đấu tranh loại bỏ những tàn dư của văn háo, tư tưởng cũ, phản động ra khỏi quần chúng (không ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân).

Ý nghĩa của phương pháp luận

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội. Vì vậy, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất đẻ thay đổi ý thức xã hội. Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xa hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác dộng tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối vói quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mặt khác phải tránh tái phạm sai làm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hóa, xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội – xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Như vậy, trên đây là một số gợi ý về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi