Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên mới nhất 2024
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 6959 Lượt xem

Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên mới nhất 2024

Văn bản thỏa thuận giữa hai bên là văn bản ghi nhận những thỏa thuận của các bên về một vấn đề nào đó, làm căn cứ xác định vai trò và trách nhiệm của các bên, có nhiệm vụ đảm bảo để các bên tham gia thỏa thuận thực hiện đúng các điều khoản được ghi trong đó.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể trong một mối quan hệ nào đó người ta thường hay dùng văn bản. Bên cạnh văn bản cũng tồn tại rất nhiều hình thức có giá trị tương tự, có thể kể đến là văn bản thỏa thuận giữa các bên.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Văn bản thỏa thuận giữa hai bên là gì?

Văn bản thỏa thuận giữa hai bên là văn bản ghi nhận những thỏa thuận của các bên về một vấn đề nào đó, làm căn cứ xác định vai trò và trách nhiệm của các bên, có nhiệm vụ đảm bảo để các bên tham gia thỏa thuận thực hiện đúng các điều khoản được ghi trong đó.

Đồng thời văn bản thỏa thuận ngăn chặn các tranh chấp, xung đột làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Văn bản thỏa thuận giúp các cá nhân, tổ chức tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Nội dung của văn bản thỏa thuận thường liên quan đến các vấn đề về tài chính, quyền lợi, công việc cần phải thực hiện. Tùy theo từng loại văn bản mà nội dung thỏa thuận trong đó có sự khác nhau. ví dụ trong mẫu văn bản thỏa thuận thử việc, cần ghi cụ thể về công việc, lương, thời gian thử việc,…

Do mục đích của văn bản được thiết lập để làm căn cứ cho các bên thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình đồng thời là căn cứ quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp. Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì văn bản này cần được công chứng, chứng thực.

Các nội dung cần có trong văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Khi soạn thảo Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên thì cần lưu ý những nội dung sau đây.

Như đã phân tích ở trên, văn bản thỏa thuận giữa các bên như một văn bản pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đồng thời là căn cứ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, các nội dung của văn bản thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể.

– Văn bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về quá trình hợp tác của các bên tham gia thỏa thuận cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Nội dung của biên bản thỏa thuận cần phải có các điều khoản về đối tượng của thỏa thuận; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên; quyền lợi của các bên; phương thức thực hiện thỏa thuận…

– Văn bản thỏa thuận cần có nội dung chi tiết, rõ ràng,  thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý mục tiêu và tính khả thi của thỏa thuận.

– Cấu trúc của một mẫu văn bản thỏa thuận chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các phần bao gồm: Thông tin cụ thể về các bên tham gia vào thỏa thuận, đối tượng của thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, các điều khoản cam kết của các bên và bắt buộc phải có chữ ký của các bên.

Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Quý độc giả có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

 

VĂN BẢN (BIÊN BẢN) THỎA THUẬN GIỮA HAI BÊN

 (V/v: Chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của Công ty …..…… cho …….)

Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ vào ý chí của các bên.

Hôm nay, ngày…..tháng…….năm 20……, tại…………………………………………………………, Chúng tôi gồm có:

BÊN A: ………………………………..

Địa chỉ:…………………………………

Điện thoại:……………………………..

Email:………………………………….

BÊN B: ……………………………….

Địa chỉ:…………………………………

Điện thoại:……………………………..

Email:……………………………….…

Cùng thống nhất ký kết Bản thoản thuận với những điều, khoản sau:

Điều 1. Xác nhận nợ

Sau khi đối chiếu, 2 Bên xác nhận, đến hết ngày……tháng…….năm 20…. Công ty …………… còn nợ Bên B tổng số tiền là:…………………………… đ

(Bằng chữ:………………………………………………………………………..), trong đó:

– Nợ gốc:

– Lãi:

Điều 2. Cam kết của Bên A

2.1. Bên B…………… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho ………………….;

2.2. Thanh toán đầy đủ theo ……………. bên thỏa thuận;

2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cam kết của Bên B

3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;

3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho Công ty ………… và toàn bộ các thành viên trong Công ty ………. (ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;

3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể có vốn để tham gia các hoạt động kinh doanh;

3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Điều khoản chung

4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;

4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN A                                                       BÊN B

 

Tải (download) mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến vấn đề Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi