Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Mẫu những lời nhận xét hay về bài thuyết trình
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4566 Lượt xem

Mẫu những lời nhận xét hay về bài thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực như học tập, kinh doanh, bán hàng… Nó giúp một cá nhân có thể tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi đứng trước đám đông, nhằm nâng cao kỹ năng và quan điểm riêng của mỗi cá nhân trong một tập thể.

Chúng ta sẽ được làm quen với kỹ năng thuyết trình từ trường học, rèn luyện khả năng thuyết trình giúp ích rất nhiều cho mỗi người sau này trong công việc cũng như cuộc sống. Sau mỗi bài thuyết trình, phần nhận xét rất quan trọng để người thuyết trình biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và từ đó sửa chữa và phát huy. Và sau đây sẽ là Mẫu những lời nhận xét hay về bài thuyết trình.

Khái niệm thuyết trình

Thuyết trình là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng. Là quá trình truyền đạt trực tiếp các thông tin như: chiến lược, quan điểm, suy nghĩ, lĩnh vực,… cần thiết đến với người nghe. Nhằm giúp người nghe chấp nhận quan điểm của mình, và thực hiện theo kế hoạch mà mình đề ra.

Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực như học tập, kinh doanh, bán hàng… Nó giúp một cá nhân có thể tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi đứng trước đám đông, nhằm nâng cao kỹ năng và quan điểm riêng của mỗi cá nhân trong một tập thể.

Cách để có bài thuyết trình hoàn hảo

Để có một bài thuyết trình được đánh giá cao, Quý vị cần lưu ý những điều như sau:

Kiểm tra thông tin đưa ra trong bài thuyết trình

Những nội dung bạn đưa ra, muốn đề cập tới, cần được xem trước mức độ chính xác của nó, ngữ pháp có đúng không,… Hãy chắc chắn rằng, thông tin mà mình đưa ra là hoàn toàn chính xác, để người khác khi xem bài thuyết trình sẽ có sự tin cậy hơn.

Thực hành thử trước đám đông

Nếu chắc chắn về một bài thuyết trình hoàn hảo. Hãy bắt đầu đứng trước gương và tập tành thuyết trình. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè cùng phòng để cùng góp ý cho bài thuyết trình của mình.

Thông tin trình chiếu đủ ý, ngắn gọn không rườm rà

Những gì bạn soạn ra và trình chiếu cho người khác xem đều là các ý chính, đơn giản là các từ khoá. Để khi thực hiện việc thuyết trình, bạn sẽ nói những gì bạn chưa viết ra và trình chiếu đó. Nó sẽ làm bài thuyết trình của bạn thêm hay và hấp dẫn hơn.

Chú ý giao lưu bằng mắt khi thuyết trình

Việc quan trọng khi thuyết trình, là con mắt của bạn luôn hướng về phía người xem, người nghe. Bạn cần quan sát thái độ, và cảm nhận của người khác. Tránh việc nhìn chằm chằm vào slide hoặc tài liệu của mình. Đây là hành động trong mắt người khác, bạn là người thiếu tự tin, và biểu hiện bạn đang khá lo lắng.

Lưu lại bản sao

Đôi khi bài thuyết trình của bạn sẽ gặp trục trặc hoặc một lỗi gì đó trong lúc trình bày. Vì vậy, hãy lưu lại vài bản sao của bài thuyết trình, có thể gửi email cho chính mình để tránh các tình trạng rắc rối trên.

Chú ý thời gian thuyết trình

Mỗi một bài thuyết trình đều có thời gian trình bày nhất định. Nên cần thực hiện trước, để kiểm soát việc thuyết trình diễn ra đúng thời gian được đưa ra.

Tạo tương tác với người nghe để bài thuyết trình cuốn hút hơn

Bài thuyết trình hay và lôi cuốn khi người khác vẫn còn kiên trì và tỉnh táo để xem bạn trình bày. Bạn có thể đặt ra vài câu hỏi để người xem có thể trả lời và cùng góp ý với mình. Bên cạnh đó, việc trình chiếu một video sẽ giúp bạn ghi điểm cao trong mắt người xem.

Tự tin và cười

Trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng phải thể hiện mình là người tự tin và vui vẻ. Đó là cách để cuộc trình bày của bạn trở nên thuyết phục hơn. Sau khi kết thúc bài thuyết trình, hãy nói lời cảm ơn đến người đã nghe hết bài thuyết trình của bạn.

Hãy là người đầu tiên thuyết trình

Trở thành người đầu tiên thuyết trình sẽ giúp bạn ít áp lực hơn, ít bị so sánh hơn. Ngoài ra, việc thực hiện đầu tiên, giúp bạn nhận được nhiều ấn tượng tốt trước mắt người khác.

Mẫu những lời nhận xét hay về bài thuyết trình

Để nhận xét một bài thuyết trình cần phải căn cứ vào các yếu tố như: nội dung bài thuyết trình, bố cục bài thuyết trình, cách thể hiện bài thuyết trình… vì thế, ở phần này chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý vị mẫu phiếu đánh giá bài thuyết trình.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM THUYẾT TRÌNH

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Nhóm thuyết trình:……………………………………………………………………………………………….

2. Nhóm chấm điểm: ………………………………………………………………………………………………………

3. Đề tài thuyết trình: ………………………………………………………………………………………………..

4. Thời điểm thuyết trình: Tiết……….ngày……….tháng………năm ……

5. Thời gian nộp bài cho giáo viên: ……………………………………………………………………………………….

6. Tổng thời gian thuyết trình cho phép: …………………………………………………………………………………..

II. PHẦN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM:

Tiêu chíMô tả tiêu chíĐiểm
1 CĐ2 TB3 K4 T5 XSTC
Nội dung thuyết trình1. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng (giới thiệu, các nội dung chính, kết luận vấn đề)…/40
2. Bảo đảm đầy đủ những kiến thức cơ bản về vấn đề cần trình bày
3. Thông tin đưa ra chính xác, khoa học
4. Trình bày trọng tâm, làm nổi bật vấn đề, không lan man
5. Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng ngoài SGK
6. Biết chọn lọc nội dung làm điểm nhấn trong bài thuyết trình
7. Cập nhật các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan đến vấn đề
8. Trả lời tốt những câu hỏi thảo luận thêm (do giáo viên hoặc các học sinh khác đặt ra)
Hình thức thuyết trình9. Có sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ bài trình chiếu (powerpoint, prezi hoặc tranh ảnh, sơ đồ…)…/20
10. Các công cụ hỗ trợ có hình thức tốt (hình ảnh sắc nét, kích thước không quá nhỏ, cỡ chữ trình chiếu hợp lý, dễ nhìn, phông nền làm nổi bật chữ viết…)
11. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp nội dung thuyết trình (hình ảnh phù hợp nội dung, các sơ đồ bảng biểu thiết kế hợp lý…)
12. Có sự sáng tạo, ấn tượng trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ
Phong cách thuyết trình13. Phong thái tự tin (đứng thẳng, nét mặt vui tươi), có sử dụng ngôn ngữ cơ thể (tay chỉ, giao lưu bằng ánh mắt với người nghe…)…/20
14. Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, ề à hoặc có những từ ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là…)
15. Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những điểm quan trọng
16. Giọng nói truyền cảm, lên xuống giọng hợp lý
Thời gian thuyết trình17. Nộp bài thuyết trình cho giáo viên trước thời điểm thuyết trình ít nhất 01 ngày…/10
18. Thời gian thuyết trình vừa đủ, không vi phạm thời gian /10 tối thiểu hoặc tối đa cho phép
Hợp tác nhóm19. Có sự phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên trong nhóm…/10
20. Có sự hỗ trợ, kết hợp giữa các thành viên khi lên thuyết trình

Tổng cộng: ……….. /100 điểm

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về mẫu những lời nhận xét hay về bài thuyết trình, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi