Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 7068 Lượt xem

Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nói sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Quân đội là một ngành đặc thù của nước ta với nhiều chế độ đãi ngộ tốt nhất hiện nay. Các chú lính cụ Hồ cũng là những người được nhân dân tin yêu kính trọng.

Có thể thấy được đứng trong hàng ngũ quân đội là niềm vinh dự của mỗi cá nhân. Tuy nhiên có thể vì nguyên nhân khách quan chủ quan nhất định mà các chủ thể có mong muốn xin ra khỏi ngành.

Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội ra sao? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung bài viết sau để có câu trả lời.

Quân đội là gì?

Quân đội là lực lượng vũ trang tập trung có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nói sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Quân đội nhân dân giữ chức năng quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Đây là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, luôn sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Các trường hợp xin ra khỏi ngành quân đội

Có thể thấy được đứng trong đội ngũ quân đội nhân dân là niềm vinh dự lớn lao của mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khác nhau mà nhiều quân nhân lại có mong muốn xin ra khỏi ngành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Văn bản hợp nhất 24/VBHN- VPQH quy định về điều kiện ra khỏi ngành quân đội như sau:    `

Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ điều kiện nghỉ hưu;

b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;

c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;

d) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:

a) Nghỉ hưu;

b) Chuyển ngành;

c) Phục viên;

d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và ch­ưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định thì các sĩ quan có thể xin ra khỏi ngành quân đội theo theo nguyện vọng. Căn cứ theo quy định tại  Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức như sau:

Điều 4. Thủ tục giải quyết thôi việc

1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:

a) Căn cứ phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Các lý do không giải quyết thôi việc:

Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;

Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.

2. Trường hợp thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.”

Như vậy trong trường hợp sĩ quan có nguyện vọng xin ra khỏi ngành theo ý chí cá nhân thì cần chuẩn bị đơn ra khỏi ngành.

Hướng dẫn viết đơn xin ra khỏi ngành quân đội

Việc viết đơn xin ra khỏi ngành quân đội phải đảm bảo các nội dung được thể hiện. Cụ thể là trình bày các nguyện vọng đối với việc được ra quân, xuất ngũ trước độ tuổi nghỉ hưu. Điều này mang đến nhiều ảnh hưởng đối với các chức danh, quyền hạn hay công việc đang đảm nhận.

– Đầu tiên, bạn cần đặt tiêu đề cho đơn xin của mình. Tiêu đề nên ghi rõ ràng và ngắn gọn nội dung của đơn xin. Ví dụ: “Đơn xin ra khỏi ngành quân đội”.

– Thông tin cá nhân: Sau đó, bạn cần ghi thông tin cá nhân của mình, bao gồm: Họ và tên đầy đủ, Ngày tháng năm sinh, Nơi sinh, Địa chỉ hiện tại, Số điện thoại liên lạc, Email.

– Nội dung đơn: Phần này là nội dung chính của đơn xin. Bạn cần nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý cho việc xin ra khỏi ngành quân đội. Nếu có, bạn cũng nên đính kèm các tài liệu, giấy tờ chứng minh để chứng minh lý do xin ra khỏi ngành quân đội.

Bạn cần lưu ý rằng, việc xin ra khỏi ngành quân đội là một quyết định quan trọng và có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Do đó, nội dung đơn xin nên được viết một cách chính xác và thuyết phục.

– Sau khi hoàn thành nội dung đơn bạn cần kết thúc bằng một lời kết ngắn gọn và lịch sự. Nói cảm ơn và mong muốn nhận được sự xem xét của cơ quan có thẩm quyền.

– Ký tên và gửi đơn: Cuối cùng, bạn cần ký tên và gửi đơn xin đến cơ quan có thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trong quá trình soạn thảo đơn xin, bạn cần chú ý đến ngữ pháp, chính tả và sử dụng các cụm từ lịch sự.

Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội

Nhằm giúp các sĩ quan có thể tham khảo chúng tôi xin đưa ra Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

                                                                                                ……….…, ngày….tháng…..năm.……….

ĐƠN XIN NGHỈ RA KHỎI NGÀNH

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………..

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………

Hiện đang làm việc tại đơn vị: ………………………………………………………………..

Nay tôi viết đơn này mong muốn được rời ngành quân đội do:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những nội dung trong đơn là đúng sự thật. Nếu có sai xót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.

Rất mong quý cơ quan cấp trên xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

 

 

Tải (download) Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (83 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi