Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Đơn xin học thêm buổi chiều
  • Thứ ba, 01/08/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 3737 Lượt xem

Mẫu Đơn xin học thêm buổi chiều

Đơn xin học thêm buổi chiều là mẫu đơn do các em học sinh hoặc phụ huynh tự viết gửi đến Ban giám hiệu nhà trường nhằm mục đích xin mở lớp học thêm vào buổi chiều ngoài giờ học chính để ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho các em.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu Đơn xin học thêm buổi chiều. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Đơn xin học thêm buổi chiều là gì?

Đơn xin học thêm buổi chiều là mẫu đơn do các em học sinh hoặc phụ huynh tự viết gửi đến Ban giám hiệu nhà trường nhằm mục đích xin mở lớp học thêm vào buổi chiều ngoài giờ học chính để ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho các em.

Giờ dạy vào buổi chiều là thời gian không bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên học sinh và phụ huynh phải làm đơn để gửi đến nhà trường. Sau đó, nhà trường sẽ xem xét nhu cầu học thêm thực tế của học sinh và điều kiện của trường để bố trí giáo viên và lớp học cho các em tham gia học phụ đạo buổi chiều hàng tuần.

Mẫu đơn xin học thêm buổi chiều số 1

CỘNG HOÀ XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM

Độc lp – T do – Hnh phúc

ĐƠN XIN HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG

 

Kính gửi: Hiệu trưởng trường ……………………

Họ và tên học sinh :…………………………………………….

Ngày sinh: …………………………………………………

Học sinh lớp: ………, năm học…………………………………

Con ông: ………………………………… Số điện thoại: ………….….…….

Con bà: ………………………………….. Số điện thoại: ………….….…….

Chỗ ở hiện nay: Thôn………xã…………huyện ……………….., tỉnh……………

Nay em làm đơn này xin nhà trường cho phép em tham gia lớp học thêm trong nhà trường tổ chức, để ôn tập, củng cố kiến thức đã học, các môn học gồm:……………………….

Em cam kết sẽ tham gia học tập nghiêm túc, chấp hành đúng qui định của lớp học thêm và đóng tiền học đúng qui định của nhà trường.

XÁC NHẬN CỦA CHA (MẸ) HỌC SINH/ NGƯỜI GIÁM HÔN

(Ký, ghi họ và tên)

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi họ và tên)

Tải (Download) Mẫu đơn xin học thêm buổi chiều số 1

Mẫu đơn xin học thêm buổi chiều số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
———————-

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HỌC THÊM BUỔI CHIỀU

 

Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS ………………..

Tôi em là: …………………………………………………………………………………………………

Hiện đang học tại lớp ………… của trường.

Em viết đơn này xin được trình bày với ban giám hiệu nhà trường một việc như sau:

Hiện nay em đang học tại lớp ……(Phân hiệu….) nhưng lực học của em còn yếu. Vậy em viết đơn này xin được đề nghị với ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho em được học phụ đạo thêm các môn: ……………………………………………… Để bổ sung những kiến thức còn yếu của mình vào các buổi chiều trong tuần theo kế hoạch của nhà trường. Nếu được như vậy em xin cam đoan:

– Đi học đúng giờ.

– Đóng góp đủ số tiền theo quy định.

– Học bài và làm bài đầy đủ, tam gia thực hiện quy chế và nội quy nhà trường lớp tốt.

Em xin chân thành cảm ơn!

……….., ngày…tháng…năm…
Ý kiến phụ huynhNgười viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu đơn xin học thêm buổi chiều số 2

Mẫu đơn xin học thêm buổi chiều số 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-

ĐƠN XIN HỌC THÊM

 

Kính gửi: Ban giám hiệu trường………………………………………………………

Tôi là:…………………………., là phụ huynh của học sinh …………………………………………… hiện đang học lớp………………………..của trường.

Tôi viết đơn này xin được trình bày với ban giám hiệu nhà trường một việc như sau:

Hiện nay con tôi đang học tại lớp……………………………………………., nhưng lực học của cháu còn yếu. Vậy tôi viết đơn này xin được đề nghị với ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho cháu được học phụ đạo thêm các môn…………………………….., để bổ sung những kiến thức còn yếu, vào các buổi chiều trong tuần. Nếu được như vậy tôi xin cam đoan:

– Nhắc nhở con đi học đúng giờ.

– Đóng góp đủ số tiền học theo quy định.

– Cộng đồng trách nhiệm với nhà trường để giáo dục con.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…………, ngày………tháng……….năm……….
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu đơn xin học thêm buổi chiều số 3

Cách viết đơn xin học thêm buổi chiều

Đơn xin học thêm buổi chiều được chia thành 3 phần: phần chung, phần giới thiệu và phần trình bày lý do, lời hứa cam đoan kèm chữ ký.

– Phần chung: Bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn và nơi nhận đơn

Cũng giống như các văn bản khác, đơn xin học thêm phải có đầy đủ phần quốc hiệu, tiêu ngữ ở phần đầu của đơn. Tiếp theo là tên đơn (có thể là đơn xin học thêm buổi chiều, buổi tối, đơn xin học thêm hè, đơn xin học thêm một số môn học như toán, tiếng anh, ngữ văn, …). Sau tên đơn là nơi nhận đơn – phần kính gửi (Kính gửi Ban giám hiệu nhà trường).

– Phần nội dung chính của đơn: Bao gồm giới thiệu và trình bày lý do

Trong phần này, phụ huynh cần giới thiệu tên mình, là phụ huynh của học sinh nào và học sinh đó đang học lớp nào. Cần viết đúng phần này để tránh nhầm lẫn với các học sinh khác. Tiếp theo, phụ huynh cần trình bày lý do viết đơn xin cho con học thêm tại trường. Ví dụ: Do học lực còn yếu nên gia đình có mong muốn để cháu học thêm các lớp trong nhà trường để củng cố kiến thức tốt hơn các môn…. Nếu được ban giám hiệu đồng ý gia đình xin được chân thành cảm ơn. Lý do có thể khác, tùy vào từng mong muốn của mỗi phụ huynh để viết lý do cho phù hợp. Phần này rất quan trọng và là nội dung chính của đơn.

– Phần cam đoan và chữ ký

Sau khi có lý do, gia đình nên có thêm phần cam đoan. Phần này giống như lời hứa của gia đình nếu con em được theo học. Thông thường là sự nhắc nhở con em học hành chăm chỉ nghiêm túc, hay đóng phí đầy đủ, đúng kì hay cùng kết hợp với nhà trường để giáo dục con trẻ tốt hơn cả về kiến thức lẫn đạo đức. Khi hoàn tất các phần cơ bản, phụ huynh kí vào đơn ở góc bên phải rồi gửi cho thầy, cô giáo hoặc ban giám hiệu nhà trường.

Phụ huynh có thể đến trường xin và điền đầy đủ các thông tin để đảm bảo theo đúng mẫu của trường. Nhưng hầu hết các trường học thường không có mẫu đơn xin học thêm cụ thể.

Trong trường hợp này nếu muốn xin nhà trường tổ chức dạy thêm cho học sinh thì phụ huynh phải tự viết đơn hoặc tham khảo các mẫu đơn ở trên mạng. Tuy nhiên việc tham khảo cần có chọn lọc và phải đảm bảo có các nội dung cơ bản như quốc hiệu, tiêu ngữ; thông tin người viết đơn, thông tin học sinh; lý do muốn đăng ký học thêm cho con. Sau đó phụ huynh ký tên rồi gửi đến ban giám hiệu nhà trường. Trường hợp học sinh tự viết đơn thì cần có ý kiến và chữ ký của phụ huynh trong đơn.

Quy định về học thêm như thế nào?

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó có một số nội dung cần lưu ý như sau:

– Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

– Các trường hợp không được dạy thêm

1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

– Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường

1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

2. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.

3. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

4. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Mẫu Đơn xin học thêm buổi chiều. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi