Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng đúng chuẩn
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 3629 Lượt xem

Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng đúng chuẩn

Trại giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, là nơi dành cho những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên.

Giáo dục tại trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp được áp dụng đối với những trẻ vị thành niên có hành vi phạm pháp luật. Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng như thế nào?

Trại giáo dưỡng là gì?

Trại giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đó à nơi dành cho những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên. Mục đích đưa vào trường giáo dưỡng nhằm trang bị văn hóa, sinh hoạt, lao động và học nghề dưới sự giáo dục và quản lý của nhà trường.

Về bản chất pháp lý thì đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp ngoài các hình phạt do Tòa án áp dụng cho người phạm tội, theo quy định của Bộ luật hình sự.

Trường giáo dưỡng là nơi dành cho những người vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn xã hội và trật tự áp dụng đối với người chưa thành niên nhưng chưa phải là tội phạm với hình thức xử lý hành chính theo Luật của Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp nào phải đi trại giáo dưỡng?

Trước khi tìm hiểu về Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng thì cần biết được các trường hợp phải đi trại giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 47 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Như vậy trong các trường hợp như trên sẽ áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

– Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

– Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

– Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi nào sử dụng mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng?

Trại giáo dưỡng hay gọi là trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mứuc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đưa vào trường giáo dưỡng là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính và áp dụng đối với những người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và có vi phạm pháp luật những chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường. Chỉ có những đứa trẻ phạm tội mà không cần áp dụng hình phạt và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hay những đưa trẻ vi phạm pháp luật hành chính mới đủ điều kiện vào trường giáo dưỡng. Còn những đứa trẻ hư hỏng nhưng phạm tội không đủ điều kiện theo quy định để vào trường giao dưỡng. Nếu trẻ vem người nước ngoài phạm tội sẽ không áp dụng hình thức vào trại giáo dưỡng ở Việt Nam.

Những đưa trẻ dưới 18 tuổi sẽ đưa vào trường giáo dưỡng khi mà người này phải chấp hành biện pháp xử lý hành chính và đã có hành vi vi phạm pháp luật. Những người có thẩm quyền làm đơn, lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng:

– Với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người này cư trú có thẩm quyền;

– Với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật có thẩm quyền làm đơn;

– Cơ quan công an đang thụ lý vụ việc nếu trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý,… 

Việc đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền mà cha mẹ không phải là người có thể đưa con vào được. Chỉ khi người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nhưng xét tính chất nghiêm trọng của hành vi do nhân thân và môi trường sống mà cần phải vào một tổ chứuc giáo dục có tính kỷ luật chặt chẽ thì mới đưa người này vào trường giáo dưỡng. Vậy nên, nếu con cái hư hỏng, phá phách không chịu học hành thì cha mẹ không thể đưa con vào trường giáo dưỡng được mà chỉ có thể dụng biện pháp thuyết phục, giao dục và răn đe con cái.

Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng

Hiện nay không có quy định về Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng mà chỉ có quy định về văn bản đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của người có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                  ………, ngày……tháng…… năm……

ĐỀ NGHỊ

Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Kính gửi: Toà án nhân dân……………………………….……………

Căn cứ Điều 100 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ…………………………….………………………..……………..………

Đề nghị Toà án nhân dân……………………….………………. áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người có lai lịch như sau:

Họ tên:…………………………….; giới tính:…….; tên gọi khác:………………

Sinh ngày:…………tháng…………năm…………, tại:……………………………

CMND số:………………………., ngày cấp:……………………., nơi cấp:……

Quê quán:……………………………………………………………………………

Nơi thường trú:……………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………

Dân tộc:……………………….; tôn giáo:………………………….; trình độ học vấn:……………………

Nghề nghiệp:………………..; nơi làm việc:……………………………………

Họ tên cha:…………………………….……; Họ tên mẹ:………..…………..…

Lý do đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng :……….……

……………………………………………………………………….………………

Nơi chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: ………….………………

Thời hạn đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng …………..tháng.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu:……..…                                                            NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN KÝ VĂN BẢN

                                                                                       (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tải download Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng

Thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:

– Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được thực hiện như sau:

+ Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:

Hồ sơ đề nghị gồm có:

* Bản tóm tắt lý lịch

* Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm

* Biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.

+ Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có:

* Biên bản vi phạm

* Bản tóm tắt lý lịch

* Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó

* Bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

+ Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 99 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó:

Hồ sơ đề nghị gồm có:

* Bản tóm tắt lý lịch

* Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó

* Biện pháp giáo dục đã áp dụng

* Bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

– Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định như trên, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.

Bước 2: Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: 

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định ở trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ, cho Trưởng Công an cấp huyện.

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ ở trên, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng có hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (hồ sơ tại Bước 1)

+ Văn bản của Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Con hư cha mẹ được đưa vào trường giáo dưỡng không?

Ngoài Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng một vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm đó là con hư cha mẹ có được đưa vào trường giáo dưỡng không?

Như nội dung đã phân tích ở trên thì để áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng phải thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng là:

– Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người này cư trú;

– Người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật;

– Cơ quan công an đang thụ lý vụ việc nếu trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý…

Như vậy có thể thấy được rằng việc đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền mà cha mẹ không phải là người có thể đưa con vào trường giáo dưỡng.

Chỉ khi người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nhưng xét tính chất nghiêm trọng của hành vi đó, do nhân thân và môi trường sống của người này mà cần phải đưa vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ thì mới đưa người này vào trường giáo dưỡng.

Nếu con cái hư hỏng, phá phách, không chịu học hành thì cha mẹ không thể đưa con vào trường giáo dưỡng mà chỉ có thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục và răn đe.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi