Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai 2024
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 4603 Lượt xem

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai 2024

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Từ xưa ông bà ta đã có câu “tấc đất, tấc vàng” để nói đến giá trị của đất đai trong đời sống. Hiện này, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì đất đai càng ngày càng có giá trị hơn. Chính vì thế, những tranh cấp liên quan đến đai ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Do đó, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ đi sâu vào cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan đến: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ quy định tại Hiến pháp năm 2013: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Cùng với đó, quy định tại khoản 23 – Điều 3 – Luật Đất đai năm 2013, cụ thể:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.

+ Tranh chấp về Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng.

+ Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.

+ Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

+ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại Quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư,.. trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc hoạt động của cơ quan Nhà nước nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cả chủ thể trong quan hệ đất đai.

Căn cứ quy định tại Điều 203 – Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể:

Tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không xó Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày … tháng …. năm …….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai)

 

Kính gửi: UBND xã (phường, thị trấn) ………………………………………………………….

Tên tôi là: ………………………………………… Sinh năm: ……………………………………….

CMND số: ………………………………………. Ngày cấp: ………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ nơi ở: ……………………………………………………………………………………………..

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và gia đình ông (bà): ………………………………………….. Địa chỉ: …………………………..

Nội dung vụ việc:

Gia đình tôi có thửa đất tại thôn ………………xã …………………. được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày ….. tháng ……. năm ……… Tờ số: ………. tại thửa ………. diện tích: ……. m2.

Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm ……….. đến nay. Trước phần đất nhà tôi là rãnh nước chung với nhà ông/bà ……………. rãnh nước này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là rãnh nước chung. Hiện nay, tôi đang tiến hành thi công xây dựng nhà ở. Phần mái tầng trên tôi có xây ban công lùi ra phía rãnh nước thì gia đình nhà ông/bà có xảy ra tranh chấp với gia đình tôi vì cho rằng rãnh chung này là phần của nhà gia đình ông/bà ấy.

 Tới bây giờ, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì thế, tôi viết đơn này đề nghị UBND xã…… tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông/bà …… trú tại……….. để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Yêu cầu UBND xã tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất đề xác định phần đất của các bên.

Gia đình tôi đề nghị tiếp tục xây dựng công trình nhà ở vì lý do ……………………..

Mong quý cơ quan sớm xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu gửi kèm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– ……………………….

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn cách soạn đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

– Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất xảy ra tranh chấp.

– Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn yêu cầu.

– Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai.

+ Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian.

+ Nêu tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.

– Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Viết chi tiết các yêu cầu đối với tranh chấp

– Tài liệu gửi kèm: Liệt kê đầy đủ và chi tiết các tài liệu gửi kèm theo đơn

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện

Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ với giấy tờ như sau: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;  Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân có đơn yêu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

Bước 3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết)

+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Bước 4. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết

Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

– Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

– Không đồng ý kết quả giải quyết thì: Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

– Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày;

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Việc gõ cửa cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà cửa là việc làm bắt buộc đối với trường hợp mong muốn giải quyết bằng con đường tố tụng. Để thủ tục được tiến hành nhanh chóng, đúng quy định pháp luật bạn nên nghiên cứu kỹ văn bản liên quan đối chiếu với trường hợp của mình hoặc hỏi luật sư tư vấn mọi vấn đề về luật đất đai, luật dân sự cho bạn.

Nếu bạn, không có thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ để:

– Bạn hiểu rõ quy định, tính chất vụ việc của mình có cần yêu cầu giải quyết tranh chấp hay không?

– Bạn hiểu được thủ tục giải quyết tranh chấp và các bước tiến hành thủ tục?

– Từ sự việc của bạn, luật sư tư vấn để bạn biết quyền lợi của mình quy định thế nào, thiệt hại đến đâu, căn cứ yêu cầu là gì?

Như vậy, mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai đã được chung tôi trình bày trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung liên quan tới tranh chấp đất đai cũng như cơ quan giả quyết tranh chấp đất đai.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (16 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi