Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Thứ sáu, 12/05/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 3677 Lượt xem

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể chuẩn bị mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để thực hiện thủ tục cấp theo quy định.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được xem là mộ trong những giấy tờ rất quan trọng đối với cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những cơ sở kinh doanh nào không được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung về vấn đề mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ quy định tại Điều 12 – Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, mười cơ sở không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

+ Sơ chế nhỏ lẻ;

+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

+ Nhà hàng trong khách sản;

+ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

+ Kinh doanh thức ăn đường phố;

+ Cơ sở đã cấp 01 trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực,…

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

+ Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

+ Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

+ Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

+ Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

+ Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

+ Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

+ Có dịa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiẹn rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể chuẩn bị mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để thực hiện thủ tục cấp theo quy định.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn.

+ Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đối tượng cần cấp Giấy phépan toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế:

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm thuộc đối tượng quản lý của Bộ Y tế cần được cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

+ Các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

+ Thực phẩm chức năng.

+ Chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm.

+ Nước đóng chai, nước khoáng thiên nhiên và dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở và bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh).

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác minh của cơ sở) gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh.

+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao Giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở), bản sao Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (Có xác nhận của cơ sở).

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả lỵ khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu dành theo công bố của Bộ Y tế:

+ Đối với có sở dưới 30 người: Nộp bản sao Giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở).

+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chue cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).

Trình tự thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm

+ Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Công thương. Thời gian nộp hồ sơ trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.

+ Sở Công thương tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và trả kết quả cho tổ chức, doanh nghiệp.

+ Tổ chức, doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Công thương. Thời gian trong giờ hành chính ào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là Mẫu số 01a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ. Quý vị tham khảo, tải mẫu dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa danh, ngày… tháng… năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp)…………..

 

Cơ sở sản xuất, kinh doanh (tên giao dịch hợp pháp):…………………………..

Địa điểm tại:……………………………………………… ……………………………………

Điện thoại:………………………….. Fax:……………………………….. …………………

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh (tên sản phẩm):……………………………. …

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho:

– Cơ sở sản xuất

– Cơ sở kinh doanh1,2

– Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh

– Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm

(tên cơ sở)………………………………………………………………. ………………………

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./. 

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:



ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

(1): Đối với Chuỗi kinh doanh thực phẩm kèm theo danh sách cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi

(2): Danh sách nhóm sản phẩm

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI

(Kèm theo mẫu đơn đề nghị đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm)

 

STTTên cơ sở thuộc chuỗiĐịa chỉThời hạn GCNGhi chú
1    
2    
3    

DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM

(Kèm theo mẫu đơn đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm

và cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp)

STTTên nhóm sản phẩmNhóm sản phẩm kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận
ICác nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
1Nước uống đóng chai 
2Nước khoáng thiên nhiên 
3Thực phẩm chức năng 
4Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng 
5Phụ gia thực phẩm 
6Hương liệu thực phẩm 
7Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 
8Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) 
9Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
IICác nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1Ngũ cốc 
2Thịt và các sản phẩm từ thịt 
3Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư) 
4Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả 
5Trứng và các sản phẩm từ trứng 
6Sữa tươi nguyên liệu 
7Mật ong và các sản phẩm từ mật ong 
8Thực phẩm biến đổi gen 
9Muối 
10Gia vị 
11Đường 
12Chè 
13Cà phê 
14Ca cao 
15Hạt tiêu 
16Điều 
17Nông sản thực phẩm khác 
18Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
IIICác nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương
1Bia 
2Rượu, Cồn và đồ uống có cồn 
3Nước giải khát 
4Sữa chế biến 
5Dầu thực vật 
6Bột, tinh bột 
7Bánh, mứt, kẹo 

Tải (download) Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Biểu phí trong công tác an toàn thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), cụ thể như sau:

Số tt

Dịch vụ thu phí

Mức thu

I

Thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

1

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

1.500.000 đồng/lần/sản phẩm

2

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định

500.000 đồng/lần/sản phẩm

3

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm):

– Đối với kiểm tra thông thường

300.000 đồng/lô hàng

– Đối với kiểm tra chặt1.000.000 đồng/lô hàng + số mặt hàng x 100.000 đồng (số mặt hàng tính từ mặt hàng thứ 2). Ti đa 10.000.000 đồng/lô hàng

II

Thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế)

1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

III

Thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

1

Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

a

Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm

1.000.000 đồng/lần/cơ sở

b

Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

– Phục vụ dưới 200 suất ăn

700.000 đồng/lần/cơ sở

– Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên

1.000.000 đồng/lần/cơ sở

c

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe)

Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

500.000 đồng/lần/cơ sở

Đối với cơ sở sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

2.500.000 đồng/lần/cơ sở

d

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)

22.500.000 đồng/lần/cơ sở

2

Thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu:

a

Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng

28.500.000 đồng/lần/đơn vị

b

Đánh giá lại

20.500.000 đồng/lần/đơn vị

IV

Thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuốc lĩnh vực y tế

1.100.000 đồng/lần/sản phẩm

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi