Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã mới nhất
  • Thứ năm, 11/05/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 8844 Lượt xem

Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã mới nhất

Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã là một trong các chức năng tổ chức khảo sát các tình hình của địa phương nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội…

Ban kinh tế xã hội cấp xã là một trong những ban có chức năng, nhiệm vụ về Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.

Hàng năm thì ban đều phải thực hiện Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã để đánh giá tình trạng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm và mục tiêu định hướng phát triển trong những năm tiếp theo.

Vậy quy trình báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã như thế nào? Để giải đáp nội dung này, Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung dưới đây của chúng tôi.

Báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã là gì?

Báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã là việc thực hiện các chức năng tổ chức thẩm tra, kiểm tra, khảo sát các tình hình của địa phương về việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngân sách, giáo dục, thể dục, thể thao, văn hóa thông tin, tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ, đời sống nhân dân theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.

Lưu ý: Khi ban kinh tế xã hội lập báo cáo thì nội dung trong mẫu báo cáo phải đầy đủ, khách quan phản ánh đúng thực trạng hoạt động cũng như những tồn đọng cùng các vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết.

Đồng thời phải nêu những kết quả đã đạt được cùng những khó khăn yếu kém tồn tại, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và những kiến nghị đề xuất việc giải quyết. Mục đích chính là cơ quan tổ chức có thẩm quyền Thẩm tra, xem xét báo cáo đánh giá để tổng kết thực tiễn, đồng thời là quá trình phân tích tổng hợp để đi đến kết luận.

Quy trình báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có chỉ rõ hoạt động Hội đồng nhân dân phường, trong đó có 2 Ban Hội đồng nhân dân phường gồm Ban Kinh tế – Xã hội và Ban Pháp chế. Và quy trình báo cáo thẩm tra sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1: Tổ chức họp ban để phân công thẩm tra

Bước 2: Tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo thẩm tra có sự phân công cho từng nhiệm vụ, công việc cụ thể của từng cá nhân trong Ban.

Bước 3: Gửi dự thảo báo cáo thẩm tra cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng các thành viên của Ban, các đơn vị có liên quan nghiên cứu chuẩn bị ý kiến tham gia tại hội nghị thẩm tra.

Bước 4: Tổ chức họp để thẩm tra, trước 10 ngày khai mạc kỳ họp, nội dung trình tự cuộc họp theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số năm 2015.

Bước 5: Tiếp thu hoàn thiện báo cáo, ban hành văn bản đúng theo thời gian quy định trước 5 ngày khai mạc kỳ họp, gửi đến Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã mới nhất

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHƯỜNG……

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:         /BC-HĐND

…….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

BÁO CÁO

Thẩm tra của Ban Kinh tế – xã hội HĐND phường tại kỳ họp ….

 

PHẦN THỨ NHẤT

THẨM TRA VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI

1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội (6 tháng đối với kỳ họp giữa năm hoặc cả năm đối với kỳ họp cuối năm)

2. Kết quả đạt được

Nhận định đánh giá chung, những khó khăn thuận lợi, kết quả đạt được từ tổng thể đến từng lĩnh vực cụ thể, so sánh kết quả đạt được so với cùng kỳ và kế hoạch năm

3. Những tồn tại, hạn chế

– Thống nhất nhận định đánh giá những tồn tại hạn chế trong báo cáo

– Đánh giá bổ sung tồn tại, hạn chế mà trong báo cáo chưa đề cập đến

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội (6 tháng cuối năm đối với kỳ họp giữa năm hoặc năm sau đối với kỳ họp cuối năm)

– Thống nhất những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm đã nêu trong báo cáo

– Đề nghị điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để HĐND xem xét thảo luận quyết định

PHẦN THỨ HAI

THẨM TRA VỀ NGÂN SÁCH

* Tại kỳ họp giữa năm[1]:

Thẩm tra quyết toán ngân sách (năm trước)

Thẩm tra các yêu cầu có tính nguyên tắc của quyết toán NSĐP

1.1. Thẩm tra tính chính xác, trung thực của quyết toán thu, chi NSĐP

– Số liệu thu, chi trong quyết toán NSĐP phải đảm bảo khớp đúng với số liệu của KBNN về tổng mức cũng như chi tiết mức thu, chi theo từng lĩnh vực, từng tổ chức, đơn vị. Quyết toán ngân sách phường phải được Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố xét duyệt, thẩm định và HĐND phường phê chuẩn.

– Số liệu quyết toán phải đúng với thực trạng, nội dung kinh tế phát sinh, đúng với số tiền đã thu nộp hoặc chi trả và có đầy đủ cơ sở để chứng minh cho từng khoản thu, chi thực tế đã phát sinh theo đúng các quy định về thu, chi (quy trình thống nhất giữa Thường trực HĐND và UBND).

1.2. Thẩm tra tính đầy đủ của quyết toán NSĐP

Các chỉ tiêu thu, chi phải được tổng hợp đầy đủ và phải đúng với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền quyết định, giao (UBND thành phố). Có thuyết minh, giải trình về hiệu quả chi NSNN gắn với nhiệm vụ được giao.

2. Thẩm tra một số nội dung chủ yếu

2.1. Thẩm tra tình cân đối về quyết toán chi NSĐP

Quyết toán chi NSĐP=Thu NSĐP được hưởng (thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %+Bổ sung từ ngân sách       thành phố (bổ sung cân đối và mục tiêu)Kết dư ngân sách

2.2. Thẩm tra tính cân đối quyết toán các tổ chức đơn vị thuộc ngân sách phường

– Phải đảm bảo nguyên tắc quyết toán chi không được vượt quá nguồn được chi.

 – Ngân sách phường không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách phường được hưởng (thu 100%, thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên).

2.3. Thẩm tra quyết toán một số khoản thu chi ngân sách có mối quan hệ với số quyết toán ngân sách năm trước

– Thu chuyển nguồn năm sau = Chi chuyển nguồn năm trước

– Thu kết dư ngân sách phường năm sau = Kết dư ngân sách phường năm trước

2.4. Thẩm tra một số khoản thu, chi để rút ra các nhận xét về quản lý, điều hành ngân sách

Nguyên tắc chung là trên cơ sở so sánh số liệu quyết toán với dự toán và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả thu, chi NS, qua đó có các nhận định về quản lý điều hành ngân sách.

2.4.1. Thẩm tra quyết toán thu NSNN

– Thẩm tra tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN như: Sự biến động về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương, tăng trưởng của từng ngành, tỷ lệ trượt giá cũng như tình hình cụ thể kinh ndoanh,dịch vụ…trên địa bàn

– Cùng với việc thẩm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu: Thẩm tra tính tuân thủ về pháp luật thu, bỏ sót nguồn thu, chậm thu…

 2.4.2. Thẩm tra quyết toán chi NSĐP

– Thực hiện đối chiếu với số liệu của KBNN, biên bản xét duyệt, thẩm định của cơ quan tài chính, số phê chuẩn của HĐND phường xem đã khớp đúng, các khoản chi đã đầy đủ chưa.

– Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản chi ngân sách

– Đối với các khoản chi NSĐP , ngoài việc thẩm tra đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức còn phải thẩm tra việc sử dụng kinh phí đúng nguồn, đúng mục tiêu.

– Thẩm tra xem xét hiệu quả các khoản chi: Để thẩm tra đánh giá hiệu quả các khoản chi cần xem xét dưới hai khía cạnh như sau:

+ Với mức kinh phí được giao và quyết toán, UBND phường có hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ theo khối lượng và chất lượng như dự toán không

+ Xem xét mối tương quan giữa kết quả đầu vào và kết quả đầu ra: So sánh cùng một công việc làm ít tiền nhất, hoặc cùng một lường tiền nhưng làm được khối lượng công việc nhiều nhất, hoặc giữa các cơ quan đơn vị có loại hình và quy mô tương tự, hoặc có thể so sánh mối quan hệ giữa các mục chi…để biết được hiệu quả các khoản chi.

2.5. Thẩm tra sử dụng nguồn dự phòng ngân sách

– Thẩm tra mục tiêu sử dụng: Xem xét dự phòng được sử dụng có theo đúng quy định về phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ khác thuộc nhiệm vụ ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cần thiết khác chưa được dự toán hoặc hỗ trợ các đơn vị để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng (dự phòng ngân sách được bố trí hàng năm từ 2 – 4% tổng chi NSĐP).

– Thẩm tra quyền quyết định sử dụng dự phòng: Theo quy định thẩm quyền quyết định dự phòng ngân sách là UBND phường (không phải thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường), trước khi sử dụng phải báo cáo xin ý kiến của TTHĐND phường.

2.6. Thẩm tra chi chuyển nguồn

Thẩm tra chi chuyển nguồn để đảm bảo việc chuyển nguồn được thực hiện đúng quy định. Chỉ các trường hợp sau mới được chuyển nguồn;

– Chi đầu tư phát triển

– Chi mua sắm trang thiết bị có đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm ký trước ngày 31/12.

– Nguồn thực hiện chính sách tiền lương.

– Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước.

– Các khoản được bổ sung sau ngày 30/9.

– Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau.

* Lưu ý: Số chi chuyển nguồn lớn nhìn chung có thể đánh giá công tác quản lý ngân sách chưa tốt. Tuy nhiên để có đánh giá chính xác cần phái phân tích cụ thể từng khoản chi chuyển nguồn.

2.7. Thẩm tra kết dư NSĐP

– Xem xét tính chính xác của kết dư: Sau khi thẩm định thu, chi ngân sách, kết dư của ngân sách cấp phường được xác định bằng phần chênh lệch lớn hơn giữa quyết toán thu NSĐP và bổ sung từ NS cấp trên với quyết toán chi ngân sách.

– Thẩm tra việc hạch toán kết dư: Kết dư ngân sách cấp phường phải được hạch toán toàn bộ vào thu ngân sách năm sau.

* Lưu ý: Số kết dư lớn chứng tỏ công tác quản lý chưa tốt (không tiêu hết tiền, hoặc dự toán thu không chuẩn xác; tuy nhiên số kết dư thấp cũng chưa thể khẳng định công tác quản lý tốt, chẳng hạn do chuyển nguồn cao).

3. Xem xét thông tin của báo cáo kiểm toán nhà nước (nếu có)

Báo cáo của kiểm toán nhà nước về quyết toán NSĐP bao gồm nhiều thông tin chủ yếu cần lưu ý về:

– Tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán NSĐP.

– Tính tuân thủ của báo cáo quyết toán.

– Đánh giá công tác quản lý ngân sách.

– Đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan trong việc sử dụng NSNN và thực hiện nhiệm vụ chi NS.

* Lưu ý: Qua thẩm tra phân tích quyết toán, các yếu kém về quản lý điều hành ngân sách cần phải chấn chỉnh thì lưu ý đưa vào nghị quyết của HĐND về phê chuẩn quyết toán NSĐP làm căn cứ tổ chức thực hiện.

* Tại kỳ họp cuối năm:

1. Thẩm tra khả năng thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành

2. Thẩm tra ước thực hiện thu NSNN năm hiện hành (tổng mức, từng lĩnh vực, từng sắc thuế)

– Thẩm tra số liệu thực hiện đến một thời điểm nhất định, đảm bảo khớp đúng với số liệu kho bạc nhà nước.

– Ước khả năng số thu các tháng còn lại của năm.

– Trên cơ sở tham khảo tốc độ, mức thu các tháng còn lại các năm trước và năm liền kề, tình hình cụ thể của năm hiện hành để xác định khả năng thu ngân sách cả năm (tổng mức, từng lĩnh vực, từng sắc thuế)

– Thẩm tra nguyên nhân làm tăng, giảm thu so với dự toán đặc biệt là những khoản tăng giảm lớn.

– Trong thẩm tra cần chú ý:

+ Một số khoản thu không theo quy luật, biến động thất thường thì tùy tình hình cụ thể để có thể nhận định, đánh giá ước khả năng thực hiện cho phù hợp.

+ Do thu ngân sách năm hiện hành là nền của dự toán thu ngân sách năm sau nên việc đánh giá ước thực hiện năm hiện hành chính xác hay không chính xác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng (mức chuẩn xác) của dự toán thu ngân sách năm sau.

3. Thẩm tra ước thực hiện chi ngân sách năm hiện hành

– Trên cơ sở đánh giá khả năng thu, mức bổ sung từ ngân sách cấp trên, dự kiến khả năng chi NSĐP. Tổng chi NSĐP phải cân đối với thu NSĐP được hưởng theo phân cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên.

– Trên cơ sở số chi ngân sách xác định đến một thời điểm nhất định, xem xét đánh giá khả năng ước thực hiện chi ngân sách cả năm( tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực)

– Thẩm tra phân tích nguyên nhân một số lĩnh vực chi tăng, giảm lớn so với dự toán(bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ…) cũng như nguồn đảm bảo (tăng chi từ nguồn nào, nếu giảm thì tại sao) và thẩm quyền quyết định.

Trong thẩm tra ước thực hiện chi, chú ý khả năng thực hiện một số lĩnh vực chi quan trọng như chi đầu tư xây dựng cơ bản với vấn đề giải ngân cho các công trình, dự án; các nguồn chi cho sự nghiệp…tăng giảm so với dự toán và nguyên nhân.

* Chú ý: Ngoài việc thẩm tra các số liệu về thu, chi ngân sách năm hiện hành, còn phải thẩm tra tình hình thực hiện các giải pháp về tổ chức điều hành ngân sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách.

Thẩm tra dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách phường năm sau:

1. Thẩm tra thu NSĐP năm sau

1.1. Trên cơ sở quyết toán thu NSNN các năm trước, khả năng thực hiện thu ngân sách năm hiện hành và các chính sách thu năm sau, căn cứ dự báo tăng trưởng kinh tế của địa phương, từng ngành, lĩnh vực và tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn để xác đinh tổng mức thu NSNN năm sau

– Thu tại địa bàn: Nếu không có biến động lớn về tình hình kinh tế và SXKD và chính sách của nhà nước thì mức thu NSNN năm sau trên địa bàn bằng số thu năm trước nhân với một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên để xem xét cụ thể mức thu năm sau cần kết hợp phân tích đánh giá một số yếu tố như:

+ Những chính sách thu của NN như miễn, giảm, giãn thuế

+ Công tác quản lý, chống thất thu, xử lý nợ đọng

1.2. Trên cơ sở thu NSNN, thẩm tra mức thu NSĐP được hưởng theo phân cấp (thu từ các khoản NSĐP được hưởng 100%, mức thu NSĐP được hưởng từ các khoản phân chia theo tỷ lệ phần trăm với các cấp ngân sách) xác định tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp làm cơ sở để thẩm tra chi ngân sách.

* Lưu ý: Khi thẩm tra thu NSNN trên địa bàn chuẩn bị cho HĐND phường xem xét, quyết định, thu NSNN trên địa bàn không được thấp hơn mức thu UBND thành phố giao.

2. Thẩm tra chi NSĐP năm sau:

2.1. Thẩm tra chi NSĐP phải đảm bảo cân đối với nguồn, tức là:

Tổng chi NSĐP=Thu NSĐP được hưởng (bao gồm Các khoản thu 100% và thu phân chia giữa các cấp ngân sách)+

Bổ sung từ NS cấp trên bổ sung cân đối và bổ                                                       sung mục tiêu)

2.2. Thẩm tra bố trí chi NSĐP

– Trên cơ sở tổng mức chi NSĐP, trước hết thẩm tra một số khoản bắt buộc phải bố trí theo quy định của luật NSNN, Nghị quyết của Quốc hội và nhiệm vụ thu, chi NS được UBND thành phố giao.

– Dự phòng NS phải bố trí từ 2 – 4% tổng mức chi NSĐP

– Thẩm tra cơ cấu chi NSĐP trên cơ sở phân tích, so sánh:

+ Xem xét cơ cấu chi đầu tư phát triển

+ Xem xét mức chi cụ thể cho từng lĩnh vực và tốc độ tăng chi đối với từng lĩnh vực so với năm hiện hành, so với yêu cầu nhiệm vụ để xem xét tính phù hợp giữa các lĩnh vực chi

+ Xem xét mức chi đối với một số lĩnh vực quan trọng và các vấn đề (chi đầu tư phát triển, các đề án…)

+ Thẩm tra vốn đối ứng các chương trình, đề án…có liên quan

+ Thẩm tra bố trí vốn, nhiệm vụ từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

3. Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách phường

Trên cơ sở kế hoạch UBND thành phố giao, thẩm tra phương án phân bổ ngân sách phường năm sau gồm 2 nội dung:

– Thẩm tra phân bổ ngân sách cho từng tổ chức, đơn vị trực thuộc (đúng chính sách, đúng chế độ, đúng quy định).

– Thẩm tra mức bổ sung từ ngân sách phường cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc trong điều kiện tăng thu ngân sách (phù hợp đúng nguyên tắc, đảm bảo công bằng, đáp ứng yêu cầu hoạt động).

PHẦN THỨ BA

THẨM TRA VỂ XÂY DỰNG CƠ BẢN

(các danh mục phường làm chủ đầu tư)

1. Đối với kỳ họp giữa năm

Thẩm tra về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm

– Nhận định đánh giá tình hình: Khó khăn, thuận lợi cơ bản

– Những kết quả đạt được

– Những tồn tại, hạn chế

Thẩm tra về nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư XDCB 6 tháng cuối năm.

2. Đối với kỳ họp cuối năm

Thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ XDCB năm hiện hành

– Nhận định đánh giá tổng quát tình hình khó khăn, thuận lợi

– Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm hiện hành: Xác định tổng vốn đã huy động, phân ra các lĩnh vực…

– Công tác điều hành vốn, tiến độ giải ngân và thi công hoàn thành

– Tồn tại, hạn chế: Về huy động , bố trí vốn, tiến độ thi công, chất lượng công trình…

Thẩm tra về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB năm sau

– Nhận định, đánh giá kế hoạch

– Xác định phương án, quan điểm phân bổ vốn đầu tư

– Những vấn đề cần bổ sung theo quan điểm của Ban

Thẩm tra về các giải pháp thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm sau

– Nhận định thống nhất các giải pháp đã nêu trong kế hoạch

– Đề nghị bổ sung, điều chính một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

PHẦN THỨ TƯ

THẨM TRA ĐỀ ÁN

Thẩm tra về sự cần thiết xây dựng đề án

– Thẩm tra thực trạng tình hình: Thuận lợi, khó khăn

– Xác định về mục tiêu, yêu cầu cần thiết phải ban hành đề án

Thẩm tra về căn cứ pháp lý để xây dựng đề án

– Các văn bản pháp lý từ trung ương, tỉnh, thành phố, phường liên quan trực tiếp đến đề án

III. Thẩm tra nội dung của đề án

1. Những nhận định về thực trạng tình hình khi chưa có đề án

2. Những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, nguồn lực, hiệu quả, thời hiệu thực hiện nội dung chủ yếu của đề án

3. Giải pháp tổ chức thực hiện đề án

– Thống nhất các giải pháp nêu trong đề án

– Đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các giải pháp chủ yếu

PHẦN THỨ NĂM

THẨM TRA CÁC NGHỊ QUYẾT

– Thống nhất nhận định: Dự thảo nghị quyết đảm bảo về mặt nội dung, căn cứ pháp lý, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, sát đúng với tình hình thực tế của địa phương (hoặc không đảm bảo ở nội dung nào, điểm nào đối với từng Nghị quyết cụ thể).

– Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung có liên quan (cho từng nghị quyết cụ thể).

– Đề nghị HĐND xem xét thông qua.

* Lưu ý: Đối với Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật: Tư pháp phải tiến hành thẩm định cho ý kiến bằng văn bản cung cấp cho Ban làm căn cứ xem xét trong quá trình thẩm tra.

 Nơi nhận:

………………………………

TM. BAN ……………

TRƯỞNG BAN

(Ký tên, đóng dấu HĐND phường)

Họ và tên

[1] Lưu ý: Tại kỳ họp giữa năm thẩm tra về ngân sách 6 tháng đầu năm có thể lồng ghép vào phần thẩm tra của kinh tế – xã hội, chỉ tập trung chủ yếu cho việc thẩm tra quyết toán chu thi ngân sách năm trước

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau: Thẩm tra biểu mẫu

Việc thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã có thể diễn ra một năm 02 lần hoặc diễn ra vào một lần cuối năm tài chính. Song dù cho thẩm tra theo thời gian nào thì các nội dung  trong mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã đều có:

– Thẩm tra các báo cáo:

+ Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong năm, nhiệm vụ, giải pháp cho những năm tiếp đến.

+ Tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách năm hiện hành cùng dự toán thu chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cho năm sau.

+ Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản năm hiện hành, dự toán phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm sau.

+ Thẩm tra các đề án, kế hoạch khác nếu có.

– Thẩm tra các nghị quyết:

+ Dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm tiếp theo

+ Dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách năm tiếp theo

+ Dự thảo nghị quyết phân bổ vốn đầu tư năm tiếp theo

+ Dự thảo nghị quyết thông qua đề án nếu có.

Hướng dẫn soạn báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã

Để soạn báo cáo thẩm tra đúng theo yêu cầu, người soạn thảo cần chú ý các vấn đề nổi trội Trong lĩnh vực kinh tế gồm có:

– Việc thực hiện kế họach phát triển Kinh tế xã hội tại địa phương hàng năm:

– Việc quản lý sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các công trình thủy lợi theo phân cấp của cấp trên; việc thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo lụt, bảo vệ rừng, tu bổ và bảo vệ đê điều ở địa phương;

– Việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

– Việc quản lý và sử dụng đất được để lại phục vụ nhu cầu công ích của địa phương.

– Việc xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ gia đình ở địa phương;

– Việc đảm bảo trật tự đô thị, trật tự xây dựng;

– Việc thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác ở trong địa phương;

– Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại;

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ Hotline của Luật Hoàng Phi 19006557 để được biết thêm thông tin chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi