• Thứ bẩy, 13/07/2024 |
  • Kiến thức pháp luật Giấy phép doanh nghiệp |
  • 1387 Lượt xem

Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là một trong các công nghệ để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động của các đối tượng như sản phẩm, tổ chức hoặc địa điểm dựa trên mã số mã vạch được in trên bao bì máy quét có thể đọc được một cách chính xác và nhanh chóng về các thông tin của đối tượng đó.

Các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi tắt là tổ chức/doanh nghiệp) có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch cần thực hiện việc đăng ký mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, mã số mã vạch là gì? Mã số mã vạch được đăng ký như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc.

Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là một trong các công nghệ để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động của các đối tượng như sản phẩm, tổ chức hoặc địa điểm dựa trên mã số mã vạch được in trên bao bì máy quét có thể đọc được một cách chính xác và nhanh chóng về các thông tin của đối tượng đó.

Khoản 2, 3 Điều 3 Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN về cấp sử dụng quản lý mã vạch định nghĩa về mã số mã vạch như sau: (1) mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức; (2) mã vạch được định nghĩa là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kỹ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.

Mã số mã vạch cũng giống như chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Nếu như chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân là để phân biệt người này với người khác thì mã số mã vạch là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt được nhanh chóng và chính xác về các loại hàng hóa.

Nội dung trên đã giải thích được khái niệm mã số mã vạch là gì? theo quy định của pháp luật.

Cấu trúc mã vạch

Tháng 2 năm 2005, thế giới đã thống nhất chuẩn hóa hệ thống mã vạch toàn cầu với tên gọi là GS1. Việt Nam là thành viên chính thức của GS1 quốc tế và được cấp đầu mã số quốc gia là 893. Theo đó, 893 chính là tổ chức quản lý mã số mã vạch của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Phân loại mã số mã vạch

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN, có thể phân loại mã số mã vạch thành các loại như sau:

Thứ nhất: Các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý thống nhất

– Mã doanh nghiệp

Mã doanh nghiệp được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN. Theo đó, mã doanh nghiệp được hiểu là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo.

– Mã rút gọn (EAN 8)

Mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8) được hiểu là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.

– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN)

Mã số địa điểm toàn cầu ( tên tiếng anh là Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

Thứ hai: Các loại mã số mã vạch do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng sau khi được cấp mã số doanh nghiệp

– Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN)

Mã số thương phẩm toàn cầu ( tên tiếng anh là Global Trade Item Number viết tắt là GTIN), là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số mười ba chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số mười bốn chữ số – EAN 14; mã số rút gọn tám chữ số – EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.

– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN)

Mã số địa điểm toàn cầu (tên tiếng anh là Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

– Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.

Lưu ý rằng, mỗi tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký sử dụng một mã doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, một tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hơn một mã số doanh nghiệp khi chứng minh đã dùng hết quỹ số được cấp. Khi đăng ký sử dụng thêm mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp phải làm thủ tục như đăng ký cấp mã lần đầu và kèm theo thuyết minh đã sử dụng hết quỹ số được cấp.

Lợi ích khi sử dụng mã số mã vạch

Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm do nhiều đơn vị sản xuất khác nhau. Vì vậy, để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác là rất khó khăn. Do đó, việc sử dụng mã số mã vạch là điều cần thiết. Bởi lẽ mã số mã vạch thể hiện được thông tin của doanh nghiệp khi quét mã nên giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn trong quá trình sản xuất, lưu kho và xuất nhập khẩu hàng hóa. Dưới đây là một số lợi ích mà việc sử dụng mã số mã vạch mang lại:

Thứ nhất: Sử dụng mã số mã vạch giúp doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh

Tìm kiếm cơ hội và mở rộng hoạt động kinh doanh luôn là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Việc in mã số mã vạch lên sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng và mở rộng thêm cơ hội kinh doanh.

Thứ hai: Mã số mã vạch giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát sản phẩm, dịch vụ

Mã số mã vạch sản phẩm giúp doanh nghiệp phân loại hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng hàng hóa và điều chỉnh phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba: Sử dụng mã số mã vạch giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi mua sản phẩm

Cụ thể, doanh nghiệp in mã số mã vạch trên sản phẩm sẽ giúp cho quá trình thanh toán cũng như kiểm tra tồn kho cho khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Bởi lẽ, người bán hàng chỉ cần quét mã, thông tin sản phẩm sẽ xuất hiện.

Thứ tư: Sử dụng mã số mã vạch góp phần tăng hiệu suất làm việc,  từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công

Trên đây là nội dung tổng hợp về Mã số mã vạch là gì? mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 19006557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã số mã vạch GTIN là gì? GTIN 13 là gì?

Mã số mã vạch là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu...

Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Tại Hà Nam Gồm Những Bước Nào?

Đăng ký mã vạch sản phẩm tại Hà Nam giúp doanh nghiệp dễ dàng ghi điểm với khách hàng, khiến họ mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Bởi hiện nay, với tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, việc lựa chọn một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được người tiêu dùng ưu tiên hơn rất...

đăng ký mã vạch tại Thái Nguyên

Đăng Ký Mã Vạch Tại Phú Thọ Nhanh Nhất Hiện Nay

Đăng ký mã vạch tại Phú Thọ là một thủ tục mà theo lý thuyết bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Thế nhưng thực tế chứng minh rằng, để được cấp mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa lại không hề dễ dàng. Đó là một quá trình đòi hỏi mọi công đoạn đều phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, dựa trên các quy định của pháp luật Việt...

Mã vạch Hàn Quốc như thế nào?

Nội dung của mã vNội dung của mã vạch thường bao gồm các thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…ạch thường bao gồm các thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm...

Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm: Hồ Sơ, Chi phí, Thời gian

Đăng ký mã vạch sản phẩm là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử...

Xem thêm