Trang chủ Thông tin cần biết Luật sư có được bắt người không?
  • Thứ tư, 06/12/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 147 Lượt xem

Luật sư có được bắt người không?

Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Luật sư có được bắt người không? Quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Điều tra vụ án hình sự là gì?

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai sau giai đoạn khởi tố vụ án do cơ quan điều tra (bao gồm cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra – sau đây gọi chung là cơ cơ quan có thẩm quyền điều tra) thực hiện.

Giai đoạn điều tra thực hiện nhiệm vụ là phải thu thập được những chứng cứ, bao gồm cả chứng cứ buộc tội để chứng minh tội phạm, người, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tránh nhiệm hình sự của bị can, cũng như làm rõ những vấn đề cần chứng minh theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng Hình sự nhằm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Luật sư có được bắt người không?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Luật sư được tham gia với tư cách là Người bào chữa hoặc Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, của đương sự.

Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ thì có thể tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, Luật sư không được phép bắt người, trường hợp bắt, tạm giữ thì có thể tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Luật sư được tham gia tố tụng, trong đó có tham gia một số hoạt động điều tra từ một trong 3 thời điểm, là:

Thứ nhất, từ khi khởi tố bị can;

Thứ hai, từ khi người bị bắt (trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, đang bị truy nã) có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ;

Thứ ba, từ khi kết thúc điều tra trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và thẩm quyền quyết định việc tham gia các hoạt động tố tụng của luật sư thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Tuy nhiên, với tư cách là một công dân, Luật sư được phép bắt người bởi: Căn cứ khoản 2 Điều 108 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Cụ thể:

– Bắt người phạm tội quả tang

Người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. (Khoản 11 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

– Bắt người đang bị truy nã

Người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. (Khoản 11 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Vậy nên, khi là một công dân bình thường, Luật sư được phép bắt người trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã.

Luật sư có được hỏi bị can trong khi cơ quan điều tra lấy lời khai không?

Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người được bào chữa có các quyền sau:

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

Như vậy căn cứ quy định trên của pháp luật thì luật sư chỉ có quyền được hỏi bị can khi người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý.

Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Vai trò chính của luật sư trong quá trình điều tra vụ án hình sự chủ yếu là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ. Cụ thể:

+ Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về quyền lợi của mình trong giai đoạn điều tra và không tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra.

+ Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.

+ Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan điều tra đang xử lý.

+ Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án

+ Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ xử đúng pháp luật cho thân chủ.

+ Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án.

+ Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa.

Trên đây là nội dung bài viết Luật sư có được bắt người không? của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi