Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền năm 2024?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6859 Lượt xem

Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền năm 2024?

Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dùng, theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Việc người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ là một trong những lỗi thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường có đèn tín hiệu giao thông. Tuy vậy nhiều người thắc mắc rằng có những hợp vượt đèn vàng đã bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính.

Vậy lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?, định nghĩa về vượt đèn vàng là gì?; ô tô, xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền? các loại phương tiện khác có bị xử phạt lỗi này hay không? mức xử phạt cụ thể ra sao?, vượt đèn vàng có thuộc trường hợp bị giữ xe không?.

Mời quý vị tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để nắm rõ các quy định liên quan đang được áp dụng hiện hành.

Vượt đèn vàng là gì?

Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng, theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông

Mức  xử phạt đối với lỗi này sẽ không phân biệt là vượt đèn đỏ hay đèn vàng để đưa ra mức xử phạt cụ thể. Theo đó, lỗi này sẽ phụ thuộc vào phương tiện tham gia giao thông là loại xe nào? (xe máy, xe ô tô, xe đạp,..) và hậu quả có gây ra tại nạ hay không để xác định mức phạt riêng trong từng trường hợp. Quy định về mức xử phạt được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Ô tô, xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi này được trả lời ngay sau đây trong nội dung của phần bài viết của chúng tôi về mức xử phạt cụ thể đối với xe máy, xe ô tô,…

Hiện nay, theo quy định pháp luật chưa có quy định nào về việc xử phạt về lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ đối với xe máy và xe ô tô. Đối với các lỗi này sẽ bị xác định là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và có mức xử phạt cụ thể:

– Đối với xe ô tô:

Mức xử phạt được quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“ 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông còn bị tước giấy phép lái xe, cụ thể quy định tại điểm b khoản 11 điều 5 của nghị định này:

“ 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Như vậy đối với xe ô tô mà vượt đèn vàng thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử phạt từ 3 000 000 đồng cho đến 5 000 000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 cho đến 3 tháng.

Trong trường hợp xe ô tô mà vi phạm lỗi này mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 11 điều 5 nghị định này)

– Đối với xe máy:

Mức xử phạt được quy định tại điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Tại điểm b khoản 10 cũng có quy định về hình thức xử phạt bổ sung quy định như sau:

“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Trường hợp mà xe máy di chuyển tham gia giao thông vi phạm lỗi này mà gây ra tai nạn giao thông thì theo điểm c khoản 10 điều 6 của Luật này thì mức xử phạt ngoài bị phạt tền như trên thì còn bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Như vậy, tương tự như trường hợp xử phạt với ô tô, thì xe máy cũng bị áp dụng xử phạt với mức phạt tiền là từ 600 000 đồng cho đến 1 000 000 đồng, đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng biện pháp là hình thức xử phạt bổ sung cụ thể từ 1 tháng cho đến 3 tháng.

Tóm lại, đối với xe máy mức xử phạt là 600 000 đồng – 1 000 000 đồng và xe ô tô bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Cả hai loại phương tiện này khi vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng.

Ngoài xe máy và xe ô tô thì một số loại phương tiện khác cũng bị xử phạt theo lỗi này, cụ thể như:

Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo:

Khi vi phạm lỗi vượt đèn vàng hay lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông thì mức xử phạt là từ 1 triệu đồng cho đến 2 triệu đồng (quy định tại điểm đ khoản 5 điều 7). Và, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ (là xe máy chuyên dùng) từ 1 đến 3 tháng ( quy định tại điểm a khoản 10 điều 7).

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đó mà không chấp hành tín hiệu đèn giao thông gây ra hậu quả là tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ (là xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng ( quy định tại điểm b khoản 10 điều 7)

– Đối với xe đạp máy (bao gồm xe đạp điện), xe đạp hoặc các loại xe thô sơ khác thì mức xử phạt được quy định tại điểm đ khoản 2 điều 8 của nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị phạt tiền từ 100 000 đồng cho đến 200 000 đồng

– Đối với người điều khiển xe súc vật kéo và người điều khiển, dẫn dắt súc vật mà không chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu sẽ bị phạt từ 60 000 đồng cho đến 100 000 đồng (quy định trong điểm b khoản 1 điều 10 nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Lưu ý: Lỗi vượt đèn vàng được xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông và theo đó thì tùy thuộc vào loại phương tiện giao thông là xe máy, xe ô tô, xe đạp điện,….và một số loại xe có gây ra hậu quả như tai nạn giao thông hay không, từ đó mà sẽ có các quy định cụ thể về mức xử phạt đối với từng loại xe đó.

Vượt đèn vàng có bị giữ xe không?

Để có thể trả lời rõ việc vượt đèn vàng có bị giữ xe hay không, quý vị có thể tham khảo nội dung quy định tại các khoản 2 và khoản 3 điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP:

– Để đảm bảo việc người vi phạm lỗi thi hành quyết định xử phạt hành chính thì theo đó người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định việc tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ liên quan tới người điều khiển, phương tiên nếu vi phạm một trong những lỗi quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định cụ thể như sau:

Đối với trường hợp mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân mà vi phạm hành chính thì bị người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ như giấy tờ như bằng lái xe (giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác liên quan phương tiện, tang vật) cho đến lúc người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt. Khi tổ chức hoặc cá nhân đó mà không có tất cả các giấy tờ trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm.

Thời hạn tạm giữ phương tiện mà vi phạm hành chính là 7 ngày, tính từ ngày mà tạm giữ. Một số trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, xác minh thì không được quá 30 ngày

Thời hạn mà tạm giữ phương tiện vi phạm không vượt quá thời hạn mà ra quyết quyết định hành chính (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 126 Luật xử lý vi hành chính 2012 thì phương tiện bị tạm giữ để đảm bảo thi hành về quyết định xử phạt thì cần được trả ngay cho người mà bị xử phạt nếu thi hành xong quyết định xử phạt.

Như vậy, đối với trường hợp vượt đèn vàng vẫn có thể bị tạm giữ xe (phương tiện vi phạm), đây là một trong những lỗi được quy định cụ thể trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trong trường hợp mà người vi phạm không thể xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến người vi phạm, phương tiện vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ được phép tạm giữ phương tiện vi phạm với mục đích để đảm bảo người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt hành chính.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?, định nghĩa về vượt đèn vàng là gì? Ô tô, xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền? các loại phương tiện khác có bị xử phạt lỗi này hay không? mức xử phạt cụ thể ra sao? Vượt đèn vàng có bị giữ xe không? Mọi thắc mắc liên quan quý vị vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 6557 để được giải đáp nhanh nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con

Lựa chọn quốc tịch cho con là việc cha mẹ mang hai quốc tịch khác nhau cùng trao đổi, thỏa thuận để đưa ra một văn bản cụ thể gọi là văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con từ đó làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm giấy khai sinh cho đối...

Hướng dẫn đặt lịch khám Bệnh viện Đại học Y dược

Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thành lập năm 1994. Sau 24 năm phát triển, bệnh viện đã trở thành một trong những nơi chăm sóc sức khoẻ hàng đầu ở khu vực miền Nam với mục tiêu phát triển bền...

Chỉ thị là loại văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản được dùng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được sử dụng để giải quyết nhiều công việc khác nhau phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ...

Khái niệm giấy chứng sinh là gì?

Giấy chứng sinh được sử dụng làm căn cứ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc thực hiện các thủ tục khác chẳng hạn như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi chưa kịp thực hiện thủ tục làm giấy khai...

Thủ tục làm hộ chiếu theo quy định mới nhất 2024

Hộ chiếu đóng vai trò rất quan trọng chứng minh hợp pháp về việc xuất nhập cảnh của công dân. Vậy thủ tục làm hộ chiếu như thế nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết để tìm kiếm câu trả...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi