Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có bị xử phạt?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2239 Lượt xem

Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có bị xử phạt?

Hãy cùng tìm hiểu Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có bị xử phạt? Mức độ xử phạt như thế nào thông qua bài viết dưới đây:

Từ nhiều năm nay, để xử lý tình trạng lợi dụng trẻ em bán hàng rong, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đã phải áp dụng nhiều biện pháp “truy quét”. Trong đó, đã có trường hợp bị xử phạt hành chính và tịch thu số tiền trục lợi từ việc lợi dụng trẻ em bán hàng rong.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có bị xử phạt? và mức độ xử phạt như thế nào thông qua bài viết dưới đây:

Hành vi xâm phạm quyền trẻ em gồm những gì?

Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:

Trẻ em theo quy định pháp luật là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật như:

– Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;

– Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

– Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

– Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;

– Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

– Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

– Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

– Cản trở việc học tập của trẻ em;

– Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;

– Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.

Thế nào là hành vi lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền?

Các hành vi lợi dụng trẻ em để trục lợi vẫn thường xuyên xảy ra. Trong đó, tình trạng chăn dắt trẻ em bán hàng rong đã không còn xa lạ tại các thành phố lớn, đặc biệt là các địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại đây, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ xách giỏ đồ đựng đầy bông tăm, kẹo cao-su, móc chìa khóa… để mời bán. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ tại thành phố Sapa phải chịu những cơn rét căm để cố mời bán những gói hàng. Việc bán hàng rong của trẻ em xuất hiện nhiều như vậy phần lớn là do có người đứng sau dụ dỗ, bắt ép, mà trong số đó đau đơn hơn chính là người thân, ba mẹ của đứa trẻ.

Những đứa trẻ bị đẩy ra đường bán hàng rong có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như bị dụ dỗ, bắt cóc, lạm dụng, bị bóc lột hoặc tai nạn giao thông bất cứ khi nào. Đồng thời, chúng cũng sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, việc chào kéo khách du dịch mua hàng ở những địa điểm du lịch nổi tiếng gây khó chịu cho khách du lịch và làm mất đi nét thẩm mỹ tại những nơi đó. Gần đây xuất hiện đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội về việc một người cán bộ kêu gọi khách du lịch không mua hàng của những đứa trẻ ở Sapa đã được nhiều người bàn tán rộng rãi.

Có thể thấy, việc lợi dụng trẻ em để thực hiện những mục đích trục lợi trên là ảnh hưởng đến quyền của trẻ em khi các em còn độ tuổi quá nhỏ. Theo quy định của pháp luật, hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có bị xử phạt?

Lạm dụng, ép buộc trẻ em đi ăn xin chính là tội ác, là hình ảnh xấu xa nhất tồn tại trong xã hội, rất cần sự chung tay sẽ chia của cộng đồng và xã hội loại bỏ để bảo vệ trẻ em, bảo vệ chủ nhân tương lai đất nước. Không ai có quyền xâm phạm đến thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em, kể cả cha mẹ ruột hoặc người thân thích. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẵn sàng tước đi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nếu họ có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái như quy định của Luật Trẻ em và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em chuẩn bị trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Đồng thời, chính quyền địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra, phát hiện, tạo công ăn việc làm hoặc đưa trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào các trung tâm nuôi dưỡng, cơ sở giáo dục nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bị bóc lột, lạm dụng buộc đi ăn xin, giúp các em sau này có thể tự nuôi sống bản thân, gia đình và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Theo quy định của pháp luật, hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

Theo quy định trên, việc lợi dụng trẻ em lang thang bán hàng rong kiếm tiền có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người bị phạt còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có thể bị xử lý hình sự nếu mức độ hành vi nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng những đứa trẻ bị lợi dụng.

Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về vấn đề Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền có bị xử phạt? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý thực tế.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi