Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền 2025?
  • Thứ năm, 02/01/2025 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 19405 Lượt xem

Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền 2025?

Lỗi đè vạch là khi người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông mà có bánh xe lấn lên các vạch kẻ đường không được phép cắt qua theo quy định, trong đó vạch kẻ đường sẽ có nhiều loại khác nhau như nhóm vạch dọc đường, nhóm vạch cấm dừng xe trên đường, nhóm vạch ngang đường.

Khi điều khiển phương tiện giao thông, việc vi phạm lỗi đè vạch hay đi sai làn là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải. Vậy theo quy định hiện nay thì lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền? áp dụng đối với xe máy và xe ô tô, định nghĩa về lỗi đè vạch là gì?,lỗi đè vạch liền đường hai chiều?, lỗi đè vạch liền trên cầu?, lỗi đè vạch xương cá cụ thể ra sao?

Mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành.

Lỗi đè vạch là gì?

Lỗi đè vạch là khi người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông mà có bánh xe lấn lên các vạch kẻ đường không được phép cắt qua theo quy định, trong đó vạch kẻ đường sẽ có nhiều loại khác nhau như nhóm vạch dọc đường, nhóm vạch cấm dừng xe trên đường, nhóm vạch ngang đường.

Theo đó, việc xác định vạch kẻ đường rất quan trọng trong việc xác định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có vi phạm lỗi đè vạch hay không.

Để nắm rõ về các loại vạch kẻ đường, trước khi đi vào nội dung lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền? mời quý vị tham khảo tiếp phần mở rộng của chúng tôi sau đây:

Vạch kẻ đường theo Quy chuẩn 41:2019 được áp dụng hiện nay được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, dựa trên phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được phân loại thành:

– Vạch dọc đường: là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường

+ Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, loại vạch này có dạng nét đứt và là vạch đơn, theo đó vạch kẻ này được dùng để phân chia chiều xe chạy ngược chiều nhau. Trong trường hợp gặp vạch này, người điều khiển phương tiện giao thông có thể được phép cắt qua từ cả hai phía để sử dụng làn ngược chiều.

Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, loại vạch này có dạng nét liền và là vạch kẻ đơn, dùng phân chia chiều cho xe chạy ngược chiều. Khi gặp vạch này người điều khiển phương tiện giao thông không được di chuyển xe lấn làn và không được đè lên vạch.

Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, có dạng nét liền và là vạch kẻ đôi. Vạch này dùng để phân chia chiều của xe chạy ngược chiều nhau, theo đó người đi xe không được đè lên vạch và không được lấn làn

Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, có dạng vạch đôi, gồm 1 vạch được kẻ bằng nét đứt và một vạch kẻ bằng nét liền. Xe trên làn đường mà tiếp giáp với vạch nét đứt thì sẽ được cắt qua đồng thời được sử dụng làn ngược chiều đường khi cần thiết. Xe trên làn tiếp giáp với làn kẻ nét liền sẽ không được đè vạch và cũng không được phép lấn làn.

Vạch 1.5: Vạch dùng để xác định ranh giới của làn đường có thể được thay đổi hướng xe chạy. Theo đó hướng xe chạy tại một thời điểm ở trên làn đường được đổi chiều theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông, biển báo, báo hiệu khác, tín hiệu đèn.

+ Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

Vạch 2.1: Vạch phân chia làn xe cùng chiều: được kẻ bằng nét đứt và là dạng vạch đơn, theo đó xe được thực hiện chuyển làn đường qua loại vạch này.

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, là dạng vạch đơn, nét liền. Trong trường hợp có vạch này thì xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, không được đè lên vạch.

Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường được danh riêng hoặc làn đường ưu tiên. Theo đó vạch này là vạch giới hạn làn đường riêng cho một loại xe cơ giới nào đó (vạch nét liền), theo đó các xe khác không đi vào làn xe này trừ một số trường hợp khác pháp luật quy định.

Vạch giới hạn làn đường riêng cho một loại xe cơ giới nào đó (vạch nét đứt), theo đó các xe khác được dùng làn đường này nhưng phải nhường cho các xe được ưu tiên sử dụng khi có xe ưu tiên xuất hiện ở làn này.

Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều được kẻ bằng vạch kép có một vạch nét đứt và một vạch nét liền. Xe đi làn đường tiếp giáp với vạch đứt sẽ được cắt qua nếu cần thiết, xe đi làn đường tiếp giáp với nét liền sẽ không được đè vạch và lấn làn bên kia…

– Vạch ngang đường: là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy.

– Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.

Lỗi đè vạch xe phạt bao nhiêu tiền?

Thứ nhất: Đối với ô tô

Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm n, điểm o khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i, điểm k khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; điểm b, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; điểm đ khoản 11 Điều này;

Như vậy, người điều khiển ô tô đè vạch bị phật từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thứ hai: Đối với xe máy

Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm e khoản 2; điểm a, điểm c, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm b, điểm d khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8; điểm b khoản 9; điểm a khoản 10 Điều này;

Như vậy, người điều khiển xe máy đè vạch bị phật từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Thứ ba: Đối với xe máy chuyên dùng

Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm c khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 6; điểm c, điểm d khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; điểm đ khoản 9 Điều này;

Như vậy, người điều khiển xe máy chuyên dùng đè vạch bị phật từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thứ tư: Đối với xe đạp

Điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

Như vậy, người điều khiển xe đạp đè vạch bị phật từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền? áp dụng đối với xe máy và xe ô tô, định nghĩa về lỗi đè vạch là gì?,lỗi đè vạch liền đường hai chiều?, lỗi đè vạch liền trên cầu?, lỗi đè vạch xương cá. Mọi thắc mắc liên quan quý vị liên hệ qua hotline 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có quyền kiểm tra cư trú giữa đêm tại nhà riêng không?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA, đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú của Công an bao gồm công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn...

Đỗ xe máy sai quy định phạt bao nhiêu tiền?

Dừng xe, đỗ xe là hai trạng đứng yên của phương tiện giao thông. Tuy nhiên, bạn đọc cần phân biệt rõ hai khái niệm này để đánh giá hành vi, mức độ vi phạm một cách chính...

Hiến pháp là gì? Vài trò của hiến pháp?

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công...

Lắp gương gù tay lái có bị phạt không?

Xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu bên trái của người lái; xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người...

Giới thiệu giáo trình luật hành chính

Luật hành chính là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó phải đòi hỏi không ngừng đổi mới và hoàn thiện giáo...

Xem thêm