Lắp đèn trợ sáng có bị phạt không 2024?
Việc lắp đèn trợ sáng là lắp thêm đèn không theo đúng thiết kế của nhà sản xuất, đây là hành vi bị cấm, người thực hiện hành vi cấm này bị phạt theo quy định pháp luật.
Để tăng sáng khi điều khiển xe máy, ô tô tham gia giao thông, nhiều người lắp thêm đèn trợ sáng ngoài đèn được thiết kế theo nhà sản xuất. Vậy Lắp thêm đèn trợ sáng có bị phạt không? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin làm rõ thắc mắc này qua bài viết nhé!
Lắp đèn trợ sáng có bị phạt không?
Đèn trợ sáng là loại đèn được lắp thêm cho xe máy, ô tô… để tăng thêm ánh sáng cho xe vì đèn của xe không đáp ứng đủ ánh sáng. Nhằm cải thiện quá trình chiếu sáng của đèn khi xe hoạt động về đêm, giúp cho ánh sáng chiếu ra được xa và sáng hơn.
Ngoài việc tăng tính năng bổ sung ánh sáng cho xe, đèn trợ sáng còn làm cho xế yêu đẹp hơn, thẩm mỹ- độc đáo hơn. Thế nên hiện nay nhu cầu sử dụng đèn chiếu sáng rất nhiều, khá phổ biến ở giới trẻ. Vậy Lắp đèn trợ sáng có bị phạt không?
Khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 18 Điều 3 Luật này.
Theo đó, không được lắp đặt, sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với các loại xe cơ giới nói chung và xe ô tô, xe mô tô (xe máy) nói riêng.
Cần hiểu rằng, để phương tiện có khả năng chiếu sáng với mức độ thích hợp, nhà sản xuất đã có những nghiên cứu, thử nghiệm, đồng thời mức độ ánh sáng phù hợp với tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo khả năng chiếu sáng vào ban đêm nhưng không gây lóa cho những người điều khiển phương tiện ngược chiều. Việc pháp luật quy định không lắp đặt, sử dụng đèn không đúng thiết kế để tránh tình trạng độ đèn không đảm bảo ánh sáng phù hợp, có khả năng gây tai nạn giao thông.
Việc lắp đèn trợ sáng là lắp thêm đèn không theo đúng thiết kế của nhà sản xuất, đây là hành vi bị cấm, người thực hiện hành vi cấm này bị phạt theo quy định pháp luật. Mức phạt cụ thể chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây. Mời Quý vị tiếp tục theo dõi.
Mức phạt lắp đèn trợ sáng
– Lỗi lắp đèn trợ sáng ô tô
Theo Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2022 thì:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
[…] 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;
[…] 8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;
[…] 9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định.
Như vậy, với hành vi điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe ô tô bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, phải tháo bỏ những thiết kế lắp thêm và bị tịch thu đèn lắp thêm.
– Lỗi lắp đèn trợ sáng xe máy
Theo Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
[…] h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
Như vậy, với mỗi lỗi điều khiển xe có đèn không đúng tiêu chuẩn thiết kế, lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Lắp đèn trợ sáng không bật có bị phạt không?
Theo quy định chúng tôi trích dẫn trên đây, hành vi điều khiển xe lắp đèn không đúng quy định thì bị phạt, do đó, ngay cả trong trường hợp lắp đèn trợ sáng không bật vẫn bị phạt nếu lực lượng chức năng phát hiện.
Qua nội dung bài viết, chắc hẳn Quý vị đã hiểu rõ Lắp thêm đèn trợ sáng có bị phạt không? Trong trường hợp cần tư vấn, làm rõ thêm các nội dung của bài viết, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để trao đổi, được hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Sinh hoạt chuyên đề là gì? Các bước sinh hoạt chuyên đề?
Thông qua sinh hoạt chuyên đề, nhiều nội dung được bàn bạc sâu, kỹ lưỡng hơn và sinh hoạt chuyên đề cũng là nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng có thể sát với thực tiễn và đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng...
khái niệm “Chánh Thanh tra huyện” ( theo điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV), khái niệm “Chánh Thanh tra sở” tại Khoản 1 Điều 23 Luật Thanh tra...
Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào?
Trước tình hình diễn biến hết sức mạnh và phức tạp của dịch bệnh nhiều Tỉnh/thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Người dân vẫn được ra ngoài, tuy nhiên nên hạn chế. Người dân được ra ngoài trong một...
Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình?
Theo nội dung định nghĩa của UNCLOS 1982 thì nội thủy là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng (vùng nước bên trong đường cơ sở quần đảo là vùng nước quần đảo)....
Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt...
Xem thêm