Ký hiệu đất là gì? Ý nghĩa của ký hiệu đất?
Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hiện nay, ký hiệu đất không phải là khái niệm quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ tất cả các ký hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đi sâu vào làm rõ các nội dung liên quan đến câu hỏi: Ký hiệu đất là gì? Ý nghĩa của ký hiệu đất.
Ký hiệu đất là gì?
Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT, cụ thể:
ONT: Đất ở tại nông thông.
ODT: Đất ở tại đô thị.
LUC: Đất chuyên trồng lúa nước.
LUK: Đất trồng lúa nước còn lại.
LUN: Đất trồng lúa nương.
BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác.
NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
CLN: Đất trồng cây lâu năm.
RSX: Đất rừng sản xuất.
RPH: Đất rừng phòng hộ.
RDD: Đất rừng đặc dụng.
NTS: Đất nuôi trồng thủy sản.
LMU: Đất làm muối.
NKH: Đất nông nghiệp khác.
TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp.
DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa.
DYT: Đất xây dựng cơ sở Y tế.
DGD: Đất xây dựng cơ sở Giáo dục và Đào tạo.
DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao.
DKH: Đất xây dựng cơ sở khao học và công nghệ.
DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội.
DNG: Đất xây dựng cơ sở Ngoại giao.
DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác.
CQP: Đất Quốc phòng.
CAN: Đất An ninh.
SKK: Đất Khu Công nghiệp.
SKN: Đất cụm Công nghiệp.
SKT: Đất khu chế xuất.
TMD: Đất thương mại, dịch vụ.
SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.
SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
DGT: Đất giao thông.
DTL: Đất thủy lợi.
DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa.
DDL: Đất có danh lam thắng cảnh.
DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng.
DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng.
DNL: Đất công trình năng lượng.
DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông.
DCH: Đất bãi thảo, xử lý chất thải.
DCK: Đất công trình công cộng khác.
TON: Đất cơ sở Tôn giáo.
TIN: Đất cơ sở tôn giáo.
NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối.
MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng.
PNK: Đất phi ngông nghiệp khác.
BCS: Đất bằng chưa sử dụng.
DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng.
NCS: Núi đá không có rừng cây.
Để giải đáp toàn bộ thắc mắc Ký hiệu đất là gì? Ý nghĩa của ký hiệu đất? Quý độc giả tiếp tục theo dõi các nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Phân loại đất và căn cứ xác định loại đất
Thứ nhất: Phân loại đất
Căn cứ quý định tại Điều 10 – Luật Đất đai năm 2013, quy định về phân loại đất, cụ thể:
“ Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, để cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây trồng, con giống và đất trồng hóa, cây cảnh.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thông, đất ở tậi đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao;
đ) Đất sản xuất, kinh danh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích sử dụng.”
Thứ hai: Căn cứ xác định loại đất
Căn cứ quy định tại Điều 11 – Luật Đất đai 2013, cụ thể:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Gấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này.
– Quyết định giao đất, cho thuế đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này.
– Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Ý nghĩa của ký hiệu đất?
Việc phân loại, xác định loại đất có vai trò rất quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người đang sử dụng và sở hữu mảnh đất đó, cụ thể:
– Là căn cứ xác định Thuế đất đai.
– Giải quyết các tranh chấp đất đai nếu xảy ra.
– Xác định điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất hay thu hồi đất.
– Giá đất bồi thường theo từng loại đất khi Nhà nước thu hồi.
– Phục vụ cho công tác chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất.
– Chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, Ký hiệu đất là gì? Ý nghĩa của ký hiệu đất. Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý bạn đọc một số quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề phân loại, xác định loại đất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đất thuê trả tiền hàng năm có được thế chấp không?
Vợ chồng tôi kinh doanh thủy sản nên có thuê một mảnh đất của nhà nước trả tiền hàng năm. Vợ chồng tôi có thể thế chấp mảnh đất đã thuê của nhà nước để phục vụ việc kinh doanh...
Quy định hệ số sử dụng đất 2024 ở đâu?
Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ của tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe của công trình) trên tổng diện tích lô...
Đất sử dụng cho khu công nghệ cao là gì?
Để tránh nguy cơ tụt hậu và từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được các ngành khoa học, kĩ thuật, công nghệ mũi nhọn tiên tiến, các ngành sản xuất kết tinh hàm lượng chất xám...
Quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình
Tôi có 1 đứa con nay đang làm việc và sinh sống tại Mỹ. Luật sư cho tôi hỏi, bây giờ khi tôi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tôi cần phải làm những thủ tục gì để tôi có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình khi con tôi đang ở nước...
Đất dịch vụ là gì? Kinh nghiệm mua đất dịch vụ?
Đất dịch vụ là phần đất nhà nước đền bù cho những hộ dân bị thu hồi trên 1/3 diện tích đất nông nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, mỗi một suất đất thông thường sẽ có diện tích khoảng 40 – 50 mét vuông và khi chính quyền địa phương hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tiến hành sẽ tổ chức bốc thăm số lô đất cụ...
Xem thêm