Trang chủ Thông tin cần biết Kịch bản tổ chức chương trình ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
  • Thứ năm, 16/11/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 3303 Lượt xem

Kịch bản tổ chức chương trình ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.

Để tổ chức ngày lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 diễn ra thành công tốt đẹp thì không thể thiếu được kịch bản chương trình 20-11 hay và chi tiết. Hiểu được điều này, chúng tôi biên soạn bài viết về Kịch bản tổ chức chương trình ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhằm đem đến các thông tin hữu ích cho Khách hàng.

Ý nghĩa lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam theo nguyên tắc nào?

Theo quy định của pháp luật, chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào năm tròn. Năm tròn ở đây được hiểu sẽ là những năm kỷ niệm kết thúc bằng số 0 như 10 năm. 20 năm, 30 năm,… Do đó, việc tổ chức lễ kỹ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam cũng sẽ được tổ chức vào những dịp kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm,…

Tính từ ngày công nhận ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm 1982 đến nay thì ngày 20/11/2023 sẽ là 41 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Do đó, ngày 20/11/2023 có thể không tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổ chức những hoạt động văn nghệ, hội thao để kỷ niệm ngày Ngà giáo Việt Nam 20/11.

Trong hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam thì không được tặng quà và tổ chức hoạt động chiêu đãi.

Kịch bản lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023

Kịch bản lễ kỷ niệm ngày 20/11 tốt sẽ góp phần quyết định rất lớn đến sự thành công của buổi lễ tri ân. Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất 2023.

Chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Chỉ còn ít phút nữa buổi lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2023 của trường THPT ………bắt đầu, xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, các quý thầy cô giáo, các quý vị phụ huynh an tọa phía trên hàng ghế đại biểu.

Xin mời các bạn học sinh ổn định trật tự để buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 bắt đầu.

Để mở đầu cho lễ kỷ niệm ngày 20/11 hôm nay, thầy trò trường THPT ………có những tiết mục văn nghệ chào mừng.

Chào cờ

Xin cảm ơn những tiết mục văn nghệ đặc sắc của đội văn nghệ. Xin quý vị cho một tràng vỗ tay thay lời cảm ơn tới đội văn nghệ.

(Vỗ tay)

Đã tới giờ làm lễ, xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô, các đồng chí cán bộ công nhân viên chức và toàn thể các học sinh đứng lên làm Lễ Chào cờ.

(Chuẩn bị nhạc Quốc ca)

Nghiêm … (Quốc ca) Thôi!

Xin mời các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các cô chú phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh an tọa.

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự lễ kỷ niệm 20/11

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Kính thưa quý thầy cô giáo,

Thưa quý vị phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất tới quý vị đại biểu, quý vị khách quý, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh!

Ngày 26/9/1982, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ký Quyết định số 167/HĐBT, quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Từ đó đến nay ngày 20/11 trở thành ngày hội lớn của toàn dân tôn vinh các thầy giáo, cô giáo và nghề dạy học cao quý.

Vì vậy, khi tháng 11 về, những thế hệ học sinh lại hướng về thầy cô giáo với tấm lòng biết ơn và tri ân sâu sắc nhất.

Nhiệt liệt chào mừng lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Đảng ủy, Phòng Giáo dục, trường THPT …………..long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Về dự lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hôm nay thay mặt ban tổ chức, tôi xin được trân trọng giới thiệu:

– Về phía đại biểu cấp trên tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của:

Trưởng phòng giáo dục thành phố …..- ông ….

– Về phía chính quyền địa phương tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của:

Ông ……………………..- chủ tịch huyện,….

– Về phía Hội phụ huynh học sinh tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của: bà …………….đại diện Hội CMHS đại diện cho Hội cha mẹ học sinh.

– Về phía nhà trường tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của:

Cô ………..- hiệu trưởng trường THPT …..

Cùng toàn thể quý thầy cô trong hội đồng và các em học sinh trong toàn trường. Đề nghị chúng ta vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh.

(Vỗ tay)

Phát biểu của Hiệu Trưởng tại lễ kỷ niệm ngày 20/11

Sau đây xin trân trọng kính mời Thầy/ cô: ………. – Hiệu trưởng trường THPT …………. có đôi lời phát biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

(Hiệu trưởng phát biểu)

Xin trân trọng cảm ơn thầy/cô.

Đại diện học sinh phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày 20/11

Thay lời tri ân của các thế hệ học sinh toàn trường, xin mời em Nguyễn Nam Anh, sẽ đại diện cho các bạn học sinh sẽ phát biểu những suy nghĩ, tình cảm của mình dành tặng cho thầy cô giáo.

Xin mời em!

Xin cảm ơn những tình cảm của các bạn học sinh dành tặng cho các thầy cô kính yêu trong ngày lễ trọng đại này.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với 1 tiết mục văn nghệ do tập thể lớp 12A1 thể hiện.

Đại diện phụ huynh phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày 20/11

Tiếp theo chương trình, đại diện ban/ hội phụ huynh cũng có những lời phát biểu và bó hoa tươi thắm chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Xin cảm ơn những tình cảm chân thành đến từ hội cha mẹ phụ huynh.

Đại biểu cấp trên phát biểu, đại diện chính quyền tại lễ kỷ niệm ngày 20/11

Về dự lễ kỷ niệm ngày hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ông (bà): Ngô Văn Bách – Chủ tịch huyện Yên Mỹ lên phát biểu và có bó hoa tươi thắm chúc mừng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

Xin trân trọng kính mời!

Tiếp theo xin trân trọng kính mời thầy/cô ……. đại diện đại biểu cấp trên phát biểu. (Nếu có)

Xin trân trọng kính mời thầy/ cô Phan Thị Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường lên tiếp thu ý kiến chỉ đạo. Xin trân trọng kính mời cô!

Sơ kết phong trào thi đua

Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nhà trường đã có nhiều hoạt động thi đua lập thành tích như: ….. (kể 1 số hoạt động thi đua trong trường). Sau đây em xin trân trọng giới thiệu và kính mời cô giáo Ngô Thị Phương – Chủ tịch công đoàn trường lên, đánh giá kết quả thi đua đợt 1 và trao phần thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong thời gian qua.

Xin trân trọng kính mời thầy/cô.

Bế mạc, chào cờ

Những kết quả, thành tích xuất sắc vừa được công bố cũng là lời kết khép lại chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023.

Xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh đứng lên làm lễ chào cờ!

Nghiêm! Chào cờ… Chào!

Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023 đến đây là kết thúc, xin kính chúc đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Kịch bản tiểu phẩm ngày 20/11

Tiểu Phẩm: Chuyện Không Đơn Giản

(Trong tiết học Chính tả: GV và một nhóm HS, trong đó có một số em hơi láu cá và ngỗ ngược)

– GV bước vào lớp: Cả lớp đứng lên – Chúng em chào cô ạ.. ạ!
– GV giới thiệu: Tiết luyện Tiếng Việt hôm nay, chúng ta luyện viết chính tả bài: “Cá sấu”.
– GV: Các em giở sách đọc thầm bài, ghi nhớ cách viết, cách trình bày …..
– GV: Bây giờ các em gấp sách lại và bắt đầu viết.

– Giáo viên đọc: “Con cá sấu bò từ dưới nước và nằm lên Hòn đá tảng…” (2 lần) – (Đến lần thứ hai) 1 HS có ý kiến: Thưa cô từ Hòn đá tảng viết chữ thường hay chữ hoa ạ? – Cô giáo hỏi luôn: Thế cả lớp em nào viết hoa chữ “hòn đá tảng” nào? Cả lớp im lặng, 1 HS giơ tay – Cô giáo hơi choáng và hỏi: Em thử giải thích tại sao em viết hoa? – HS1: Thưa cô vì con cá sấu nằm lên ạ…..

– Cô giáo: Thì nó nằm lên chứ sao!
– HS1: Dạ ……nhưng … nhưng mà !!!!!
(nhiều em cười rúc rích)
– GV: (gõ một thước lên bàn) Không nhưng … nhưng gì hết.
– Giáo viên tiếp tục đọc (không quan sát dưới lớp): “Con cá sấu bò từ dưới nước và nằm lên Hòn đá tảng…” (3lần)
Cả lớp ngồi im (vòng tay lên bàn) không ai viết.
– 1 em định lấy bút viết, em ngồi bên cạnh kéo lại và nói: “Cô chưa gõ 2 tiếng mà!”
– GV: (ngạc nhiên) Sao kỳ dzậy, im ru hết thế này?
Một phút im lặng, HS nói: Thưa cô 1 thước vòng tay, hai thước bỏ tay ra ….
– GV: (cắt ngang) Ừ thì hai thước (gõ hai tiếng lên bàn)
– GV (lẫm nhẩm): Ờ, mà đâu có được, nay người ta cấm gõ thước rồi mà. Chà, khó .. đây ….. Thôi thì ta nghĩ cách khác vậy.
– GV tiếp: Thế này nhé, từ nay chúng ta bỏ quy định gõ thước, mà thay vào đó cô sẽ dậm chân. Quy ước vẫn như cũ nhé! …….

– GV: À mà thôi, em cho cô số điện thoại của bố đi!
– HS: Dạ 19001303. (HS nói luôn): À mà cô lưu ý nhấn phím 1 để gặp bố em, phím 2 để gặp mẹ em, nhấn phím 3 để gặp em. Tiếp tục nhấn phím # để thông báo tình hình học tập. Sau đó cô đừng quên bấm số người có cùng kết quả học tập như em trước khi bấm phím * để kết thúc. ….
– GV (vẻ bực tức): Thôi, thôi .. đủ rồi. Thật hết chịu nổi, đến là đau tim mất!
(Không đánh HS đã đành, nay lại không được trách mắng …. nữa chứ. Khó thật! Thôi thì ……
– GV (nhẹ nhàng): Cô cảm ơn. Em giỏi lắm, thật là chu đáo???
– GV: Vậy nhà em có mấy anh em?
– HS: Chỉ có một mình em.
– GV: Ơn trời!!!
*. Liền lúc đó có tiếng láo nháo từ ngoài vào và một PH dẫn HS đến.
– GV (lẫm nhẩm): Hay quá, mình đang định đi vận động thì nó đã đến.
– GV (Giọng nghiêm khắc): Sao mấy bữa nay không đi học? Học là học cho em, học để biết đọc biết viết biết tính toán, để sau này trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội …… Thôi! Vào lớp đi!
– PH:(kéo con lại – nói tiếng dân tộc): “Nó ……. Ư kbach đoc

Đánh giá bài viết:
4.5/5 - (8 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi