Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Không đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng cho con?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1822 Lượt xem

Không đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng cho con?

Chị tôi có con mới một người đàn ông và hai người không có đăng ký kết hôn, giờ Chị tôi một mình nuôi và chăm sóc con, bố cháu không quan tâm cũng như không cấp dưỡng cho chị tôi để nuôi con. Xin hỏi, chị tôi có thể đòi bố cháu bé cấp dưỡng cho cháu được hay không?

Câu hỏi:

Chị tôi có con mới một người đàn ông và hai người không có đăng ký kết hôn, giờ Chị tôi một mình nuôi và chăm sóc con, bố cháu không quan tâm cũng như không cấp dưỡng cho chị tôi để nuôi con. Xin hỏi, chị tôi có thể đòi bố cháu bé cấp dưỡng cho cháu được hay không?

Trả lời:  

Về câu hỏi: Không đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng cho con không? chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất: Bố cháu bé phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con

Theo quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2004:

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, dù cháu bạn sinh ra khi cha mẹ cháu chưa đăng ký kết hôn – là con ngoài giá thú thì vẫn có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Vì vậy, ngoài mẹ chăm sóc cháu cũng phải có quyền được hưởng trợ cấp từ người cha.

Theo quy định tại Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Theo quy định trên, cha cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không được chuyển giao cho người khác. Nếu cha cháu trốn tránh, nếu mẹ cháu có yêu cầu thì Tòa án sẽ buộc cha cháu phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó.

Thứ hai: Trách nhiệm hành chính nếu cha cháu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP – quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em:

“Xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.”

Theo quy định trên, nếu cha cháu vẫn tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con nếu đã có yêu cầu của Tòa án thì sẽ bị xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

Như vậy, nếu có yêu cầu Tòa án sẽ buộc cha cháu phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo tháng, quý, năm. Nếu cha cháu vẫn không thực hiện thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi