Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2519 Lượt xem

Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu?

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hiện nay, trên các tuyến đường giao thông chúng ta thường bắt gặp nhiều trường hợp Cảnh sát giao thông yêu cầu chủ phương tiện giao thông trên đường dừng xe để kiểm tra giấy tờ, tuy nhiên, thay vì việc chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ, thì nhiều chủ phương tiện giao thông chọn cách làm ngơ và chạy mất.

Theo bạn, hành vi đó có vi phạm pháp luật không? Việc người điều khiển phương tiện giao thông Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe là gì?

Trước khi chia sẻ không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu? Chúng tôi giải thích về không chấp hành hiệu lệnh dừng xe. Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe là việc người điều khiển các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường không tiến hành tạm ngừng việc điều khiển phương tiện giao thông khi có yêu cầu dừng xe của người thi hành công vụ.

Chủ thể của hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe gồm những cá nhân nào?

Chủ thể của hành vi này bao gồm những người điều khiển xe – các loại phương tiện khi tham gia giao thông như:

– Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô;

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe máy;

– Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng;

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác…

Có phải tất cả các hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe đều là hành vi vi pháp luật và đều bị phạt tiền không?

Chương II Luật Giao thông đường bộ – chương quy định về Quy tắc giao thông đường bộ có một số quy định như sau:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Theo các quy định trên, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là một trong những thành phần của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bao gồm hiệu lệnh dừng. Việc chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ nói chung và hiệu lệnh của người điều khiển nói riêng là nghĩa vụ – buộc các chủ thể tham gia giao thông phải thực hiện. Theo đó, việc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông là hành vi vi phạm quy định pháp luật về nghĩa vụ, nguyên tắc tham gia giao thông. Tùy vào các trường hợp cụ thể hành vi này có thể bị xử lý theo mức độ khác nhau.

Thực tế, có những trường hợp thực tế do không có điều kiện phát hiện, kiểm soát phương tiện nên người thực hiện hành vi này không bị xử phạt. Tuy nhiên, không thể cho rằng đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, những hành vi này vẫn có thể xử lý bình thường theo đúng quy định pháp luật.

Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của Chính phủ có quy định hình thức phạt, mức phạt với những chủ thể không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông nói chung và không chấp hành hiệu lệnh dừng xe nói riêng trong các trường hợp cụ thể. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chia sẻ về mức phạt với người điều khiển mô tô và ô tô, cụ thể như sau:

– Với người điều khiển ô tô:

Điều 5 Nghị định 100/2019//NĐ-CP quy định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà người điều khiển ô tô có thể bị xử phạt ở các mức khác nhau, mức cao nhất có thể bị phạt tiền tới 20.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5 tháng.

– Với người điều khiển mô tô:

Điều 6 Nghị định 100/2019//NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…] 4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

[…] 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

[…] 9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà người điều khiển xe mô tô có thể bị xử phạt ở các mức khác nhau, mức cao nhất có thể bị phạt tiền tới 14.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5 tháng.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số tổng đài tư vấn 1900 6557. Chúc Quý bạn đọc lái xe an toàn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi