Khi nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Anh trai làm cho doang nghiệp sản xuất chè. Hiện anh tôi bị tạm giam giam 3 tháng. Luật sư có thể cho tôi biết trong thời gian anh tôi bị tạm giam có tạm dừng đóng bảo hiêm xã hội bắt buộc không?
Câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Văn Ba. Tôi có một người anh đang làm cho doanh nghiệp sản xuất chè với hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2012. Anh tôi có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong thời gian gần đây, anh tôi bị nghi ngờ liên quan đến vụ trộm cắp ở địa phương nên bị tạm giam ba tháng. Và đã xin tạm hoãn hợp đồng lao đồng lao động. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này anh tôi có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không và được giải quyết thế nào?
Trả lời:
Đối với câu hỏi: Khi nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Luật sư của Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì được tạm hoãn hợp đồng lao động. Trong thời gian hoãn hợp đồng, người lao động cũng sẽ được tạm dừng đóng bảo xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.
Nhận thấy, trong trường hợp của anh bạn bị tạ giam 03 tháng nên theo quy định trên anh bạn và doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian bị tạm giam.
Sau đó, có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trong trường hợp Sau thời gian tạm giam, nếu anh bạn được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.
+ Còn nếu trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định anh bạn là có tội thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Như vậy, có thể khẳng định trong thời gian bị tạm giam anh của bạn được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm về khi nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?
Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng...

Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?
Chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vậy Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội...

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?
Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật không? sẽ được Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết...

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Điều kiện để xem xét giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp...
Xem thêm