Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Khái niệm hệ thống pháp luật châu âu lục địa
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4318 Lượt xem

Khái niệm hệ thống pháp luật châu âu lục địa

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đề cao pháp luật thành văn, có độ pháp điển hóa cao, không coi trọng pháp luật án lệ. Tập quán, án lệ không được thừa nhận chính thức.

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (tiếng Anh: Civil Law) được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được “hệ thống hóa” một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể thể tiếp cận. Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa là một trong nhiều câu hỏi được đông đảo độc giả quan tâm tìm hiểu. Luật Hoàng Phi thấu hiểu thắc mắc của các bạn và xin đưa ra nội dung giải đáp dưới bài viết để làm rõ vấn đề trên.

Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa?

Có thể hiểu cụm từ “hệ thống pháp luật” được dùng để chỉ tập hợp các hệ thống pháp luật của một số nước có những nét tương tự nhau nhất định do cùng dựa trên một nền tảng pháp luật, chính trị, tư tưởng hoặc văn hoá chung.

Vậy Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được quy định ra sao? Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa còn được gọi bằng những tên khác như hệ thống pháp luật Continental, hệ thống dân luật La Mã -Đức, hệ thống Civil Law… Hệ thống này bao gồm pháp luật của phần lớn các nước Châu Âu lục địa mà điển hình là Pháp, Đức, Italia…

Hệ thống pháp luật Lục địa Châu Âu là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa Châu Âu và một số nước ngoài Châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới.

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa xuất hiện ở các nước Châu Âu lục địa trên cơ sở các truyền thống pháp luật La mã, pháp luật quy tắc và pháp luật tập quán địa phương. Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lí và thực thi công lí. Các qui định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật cụ thể và các qui tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác. 

Đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Bên cạnh việc đưa ra Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì bài viết xin đưa ra thêm đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có một số đặc trưng nổi bật sau đây:

Thứ nhất: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại.

Nguyên nhân do luật La Mã, đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở Châu Âu lục địa trong thời kì cổ đại và trung đại. Luật La Mã đã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở Châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được phân định thành công pháp và tư pháp, đây là điểm cơ bản để phân biệt hệ thống pháp luật Châu Âu và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.

+ Công pháp bao gồm các ngành luật và chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với cá nhân nhằm hướng tới việc thiết lập và bảo vệ lợi ích công hướng tới là lợi ích công; Một bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải là chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước.

+ Tư pháp bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa cá nhân với nhau và với pháp nhân. Tư pháp hướng tới lợi ích của chính các chủ thể tham gia vào quan hệ (lợi ích tư); lợi ích này gắn liền với các chủ thể tham gia vào chính quan hệ đó.Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật tư là phương pháp tự định đoạt, được đặc trưng bằng sự thoả thuận ý chí giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ.Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này được xem xét tại hệ thống cơ quan tài phán tư

Thứ ba: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đề cao pháp luật thành văn, có độ pháp điển hóa cao, không coi trọng pháp luật án lệ. Tập quán, án lệ không được thừa nhận chính thức.

Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hoá (pháp điển hoá) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Ngoài ra các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở Châu Âu lục địa cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa  còn bao gồm một số đặc điểm khác như:

+ Về nguyên tắc chỉ có luật do cơ quan có thẩm quyền thay mặt cho nhân dân, cho quyền lực nhà nước ban hành mới có giá trị là nguyên tắc cơ bản.

+ Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.

+ Phát triển hệ thống toà án với 2 cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao

+ Thẩm phán độc lập, là các luật gia chuyên nghiệp, hành nghề thẩm phán suốt đời.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi