• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3262 Lượt xem

Hôn nhân thực tế là gì?

Thuật ngữ hôn nhân thực tế lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án Tối cao hướng dẫn xử lý về mặt dân sự những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật định.

Hôn nhân làm mối quan hệ chủ yếu trong xã hội từ xưa đến nay. Hôn nhân là cái nôi hình thành một gia đình vừa là một mối quan hệ đặc biệt được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Để tìm hiểu kỹ, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Hôn nhân thực tế là gì? của chúng tôi.

Hôn nhân thực tế là gì?

Hôn nhân thực tế là một thuật ngữ pháp lý để chỉ những trường hợp hai bên nam nữ chung sống trong quan hệ vợ chồng, đã được gia đình, xã hội thừa nhận nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan hộ tịch, chưa được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Hôn nhân thực tế có các đặc điểm sau:

– Hôn nhân thực tế là việc hai người trong mối quan hệ đó được pháp luật công nhận là vợ chồng những giữa họ không có giấy đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Phải có chứng cứ là hai người đã và đang chung sống như vợ chồng về mặt thực tế và thực sự coi nhau như vợ chồng.

Việc tồn tại khái niệm hôn nhân thực tế là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của đất nước trong thời kỳ trước đó.

Cách xác định hôn nhân thực tế

Để giúp Quý vị có thêm thông tin về hôn nhân thực tế là gì? chúng tôi cung cáp đến Quý vị quy định về cách xác định hôn nhân thực tế theo quy định pháp luật.

Thuật ngữ hôn nhân thực tế lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án Tối cao hướng dẫn xử lý về mặt dân sự những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật định.

Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện quan điểm lập pháp của Nhà nước ta là “xóa bỏ tình trạng kết hôn không có đăng ký”. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ, Nhà nước đã ban hành các văn bản về hôn nhân thực tế như:

Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về hôn nhân thực tế như sau:

” a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.”

– Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001, quy định:

” Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

– Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:

Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,  ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “ Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.

Nhìn chung, Hôn nhân thực tế được xác định dựa trên hai dấu hiệu sau:

– Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn.

– Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.

Như vậy, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và được công nhận là hôn nhân thực tế phải đáp ứng cả điều kiện về nội dung và hình thức.

Như vậy, qua bài viết hôn nhân thực tế là gì? của công ty Hoàng Phi, chúng tôi mong rằng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi