Học sĩ quan dự bị ra làm gì?
Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị có thể lựa chọn theo hai hướng đó là xuất ngũ ra ngoài làm các công việc như bình thường hoặc là vào biên chế trong quân đội. Việc lựa chọn các công việc do bản thân, gia đình định hướng hoặc yêu thích.
Quân đội nhân dân Việt Nam với phương châm “Quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Được đứng trong hàng ngũ và phụ vụ cho Quân hội Việt Nam là mong muốn của rất nhiều người, ngoài các chức vụ như quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan được nhiều người biết đến thì còn có chức vụ sĩ quan dự bị. Vậy học sĩ quan dự bị ra làm gì? là câu hỏi được nhiều khán giả quan tâm.Bài viết dưới đây của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc giúp quý vị.
Sĩ quan dự bị là gì?
Căn cứ theo điều 1 Văn bản hợp nhất 24 VBHN-VPQH thì :
Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.
Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể theo pháp luật hiện hành thì Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Như vậy có thể thấy sĩ quan dự bị sẽ được phân hạng theo tuổi, được phong, thăng quân hàm theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó sẽ được đăng kí, quản lí tại cơ quan quân sự tại địa phương nơi công tác hoặc cư trú và huấn luyện kiểm tra theo định kì (thời bình), gọi nhập ngũ theo lệnh động viên. Ngoài ra sĩ quan dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra, có đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi như sĩ quan tại ngũ. Sĩ quan sẽ được huấn luyện và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đồng thời được đứng trong hàng ngũ dự bị và khi có nhu cầu sẽ được huy động.
Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Theo điều 43 Văn bản hợp nhất 24 VBHN-VPQH quy định về quyền lợi của sĩ quan dự bị như sau:
Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Khi được làm sĩ quan dự bị thì cá nhân sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng, đồng thời trong khoảng thời gian huấn luyện ngoài việc được hưởng phụ cấp thì sĩ quan dự bị sẽ được hưởng các chế độ khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y, được miễn lao động công ích và các chế độ khác do Nhà nước quy định.
auk hi hoàn tất thời gian trong quân ngũ, khi trở về địa phương thì nếu sĩ quan dự bị có nhu cầu và đạt tiêu chuẩn thì có thể chuyển lên ngạch sĩ quan tại ngũ
Bên cạnh quyền lợi thì sĩ quan dự bị cũng đồng thời cũng sẽ có các nghĩa vụ như: Chấp hành đúng lệnh triệu tập đi đào tạo, nếu không chấp hành đúng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như không cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp, buộc đi thực hiện nghĩa vụ, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều kiện để tham gia làm sĩ quan dự bị
+ Là các sĩ quan được đào tạo chuyên nghiệp, đã thôi phục vụ tại ngũ nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn tham gia sĩ quan dự bị, đã hoàn tất chương trình học phổ thông trung học hoặc cơ sở…. Độ tuổi không vượt quá 30
+ Quân nhân, hạ sĩ quan sau khi kết thúc phục vụ tại ngũ hoặc hạ sĩ quan mà trước đó đã được đào tạo sĩ quan dự bị….
+ Độ tuổi không vượt quá 35 tuổi đối với những đối tượng đã tốt nghiệp đại học và không thuộc các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn nhập ngũ như: Người chưa đủ sức khỏe, là cán bộ viên chức làm việc trong các ngành khác, con thương binh liệt sĩ,…
+ Đảm bảo về lai lịch chính trị, ý chí quyết tâm, trung thành với Đảng và Nhà nước…
+ Đảm bảo về thể trạng sức khỏe theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BGP.
Học sĩ quan dự bị ra làm gì?
Sau khi tìm hiểu về các vấn đề như sĩ quan dự bị là gì, điều kiện và quyền lợ của sĩ quan thì Học sĩ quan dự bị ra làm gì? là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị có thể lựa chọn theo hai hướng đó là xuất ngũ ra ngoài làm các công việc như bình thường. Việc lựa chọn các công việc do bản thân, gia đình định hướng hoặc yêu thích hoặc là vào biên chế trong quân đội.
Như vậy sĩ quan dự bị sau khi học xong có thể về địa phương đăng ký tại cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú.
Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, sĩ quan dự bị sẽ được biên chế vào các đơn vị dự bị động viên để quản lý chặt chẽ từng người, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ quân sự, bảo đảm các yêu cầu động viên. Về địa phương sĩ quan dự bị giống như các công dân bình thường khác, lao động, học tập, làm việc giống mọi người.
Chỉ khác 1 năm phải tập trung huấn luyện tại đơn vị được đăng ký dự bị 1 tháng. Hoặc khi đất nước có chiến tranh thì những người sĩ quan dự bị này sẽ trở thành những sĩ quan thực thụ, chỉ huy quản lý đơn vị như những sĩ quan khác. Hàng tháng sĩ quan dự bị được hưởng các tiêu chuẩn như phụ cấp (0,2 mức lương cơ bản= 230.000đ/tháng và các ưu đãi đặc biệt khác)
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Giám sát đảng viên theo chuyên đề
Báo cáo kiểm tra giám sát đảng viên theo chuyên đề được dùng nhằm báo cáo kết quả kiểm tra các đảng viên thông qua quá trình thẩm tra, xác minh của đoàn kiểm...
Mất chứng minh nhân dân có làm được thẻ căn cước?
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết...
Thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm của thủ tục hành chính?
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm của thủ tục hành...
Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?
Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...
Quy định về trình bày văn bản 2024
Ngày 5/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực và đã thay thế cho các nghị định quy định về trình bày văn bản trước...
Xem thêm