Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Họ hàng 4 đời có kết hôn được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3115 Lượt xem

Họ hàng 4 đời có kết hôn được không?

Việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời này thì vẫn được phép kết hôn.

Kết hôn là việc hệ trọng cả đời người vì vậy không thể qua loa và ngày một ngày mai. Hôn nhân là sự ràng buộc thiêng liêng nhất, mang tới một người bạn đời, một người kề vai sát cánh để cùng nhau vượt qua những thử thách của cuộc sống. Vì vậy các vấn đề quy định về cấm kết hôn là điều mà các cặp đôi và gia đình nên nắm được để tránh những hiểm họa sau này đối với chính bản thân người trong cuộc và đối với con cái mình.

Quan hệ trong mấy đời thì được kết hôn, họ hàng trong phạm vi 4 đời kết hôn có được không? Đây có thể nói là thắc mắc phổ biến của nhiều người. Hiểu được vấn đề này, Luật Hoàng Phi đưa tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất đối với câu hỏi Họ hàng 4 đời có kết hôn được không?

Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện để nam, nữ được kết hôn sẽ bao gồm:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Như vậy để được kết hôn hợp pháp thì nam, nữ phải đáp ứng được các điều kiện kết hôn như trên.

Họ hàng trong vòng 4 đời có kết hôn được không?

Để biết họ hàng 4 đời có kết hôn được không? thì cần chiếu theo những quy định của pháp luật. Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình của Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp cấm kết hôn tại điểm d khoản 2 – Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về các hành vi cấm kết hôn, cụ thể như sau:

– Cấm kết hôn giả tạo, tức là kết hôn không phải vì để xây dựng hạnh phúc gia đình mà nhắm vào những mục đích khác chẳng hạn như là để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch…

– Cấm hành vi cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn;

– Cấm kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn);

– Cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng, hoặc  người đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác;

– Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Cấm yêu sách, đòi hỏi về của cải một cách vô lý trong việc kết hôn, chẳng hạn như thách cưới, hoặc yêu cầu của hồi môn quá cao;

– Cấm thực hiện việc mang thai hộ, sử dụng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, cấm lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh con bằng hình thức sinh sản vô tính;

– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, kể cả bạo lực thể chất hay bạo lực tinh thần;

– Cấm lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc vì hành vi trục lợi khác.

Qua quy định này, có thể thấy việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời này thì vẫn được phép kết hôn.

Đồng thời, phạm vi 03 đời theo như quy định trên được giải thích là những người có cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định cấm kết hôn trong phạm vi 03 đời để tránh những tác hại nghiêm trọng của kết hôn có cùng huyết thống làm tăng tỷ lệ phát sinh các bệnh di truyền và khuyết tật dị dạng, tỷ lệ sẩy thai, thai lưu tăng cao. Do đó, việc nam nữ có họ hàng trong phạm vi 04 đời vẫn được kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Tại sao lại quy định việc cấm kết hôn trong phạm vi ba đời?

Có nhiều nguyên do khác nhau để pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có thể liệt kê một số nguyên nhân như:

– Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện để biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như là cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ các bệnh di truyền như mắc các bệnh di truyền như bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa giống nòi dân tộc.

– Về mặt truyền thống, văn hóa: kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần (phạm vi ba đời) sẽ ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Con số ba đời là một phạm vi đã được tính toán để đảm bảo được tính toán để đảm bảo phù hợp về mặt di truyền, để bảo vệ giống nòi và thế hệ sau, cũng là khoảng thế hệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước.

Trên đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi họ hàng 4 đời có kết hôn được không? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi quy tổng đài tư vấn trực tuyến của Hoàng Phi.

Trân trọng cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi