• Thứ hai, 05/09/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 870 Lượt xem

Hiệu trưởng có phải dạy không?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, giải đáp về câu hỏi: Hiệu trưởng có phải dạy không?

Trong xã hội trước kia đều mặc nhận giáo viên tại các trường học là công chức, viên chức và hiệu trưởng thì thường được coi là công chức. Hiệu trưởng nhà trường, với vị thế, vai trò trong công tác quản lý nhưng không phải là người thực thi chức năng quản lý của nhà nước thì có được xem là công chức hay không? Và Hiệu trưởng có phải dạy không?

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Căn cứ Điều 2 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP thì công chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh cụ thể trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước. Công chức sẽ hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo luật định.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Luật viên chức 2010 thì viên chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm (có ký kết hợp đồng làm việc) để làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong bộ máy lãnh đạo , quản lý đơn vị sự nghiệp như sau:

1. Đơn vị sự nghiệp công lập nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị – xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Như vậy, hiệu trưởng của một trường là công chức phụ thuộc vào việc trường đó có được xem là một đơn vị sự nghiệp nhà nước như đã phân tích trên hay không. Nếu hiệu trưởng của trường công lập được nhà nước cấp kinh phí và thực hiện tự chủ – đơn vị sự nghiệp công lập là công chức, còn hiệu trưởng các đơn vị dân lập hay tư thục – không phải đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải công chức.

Hiệu trưởng có phải dạy không?

Pháp luật nước ta có quy định: Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định như sau:

– Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

– Bên cạnh đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy theo quy định của pháp luật.

Do đó, theo quy định này thì hiệu trưởng, hiệu phó của các trường phổ thông phải tham gia giảng dạy tại trường. Nếu thời gian hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được các cấp có thẩm quyền triệu tập tham dự họp, hội nghị, tập huấn,… trùng với thời gian phân công giảng dạy tại trường thì hiệu trưởng phân công giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học hoặc lớp học tiếp tục dạy số tiết của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã được xếp thời khóa biểu để tham gia họp, hội nghị, tập huấn,… Đồng thời, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ bố trí lịch dạy vào thời gian khác theo phân phối chương trình để đảm bảo đủ số giờ phải dạy trực tiếp trên lớp học sinh theo quy định.

Cụ thể, tại Khoản Khoản 6 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường phổ thông như sau:

+ Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

+ Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

Trên đây là nội dung bài viết Hiệu trưởng có phải dạy không?, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi