Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Gậy tự vệ là gì? Sử dụng gậy tự vệ có vi phạm pháp luật không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2591 Lượt xem

Gậy tự vệ là gì? Sử dụng gậy tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Để bảo vệ an toàn cho bản thân trước những mối đe dọa tiềm ẩn, đồng thời có thể chống lại những kẻ xấu thì mọi người có xu hướng mang những dụng cụ tự vệ cá nhân.

Với tình hình phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế là sự phát triển của những tội phạm hiện nay. Chính vì thế, chúng ta luôn muốn trang bị cho bản thân những vật dụng phòng thân như xịt cay, đèn pin… nhưng không phải ai cũng biết rằng những vật dụng như vậy có được xem là hợp pháp khi trang bị không. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc một số kiến thức cơ bản về gậy tự vệ là gì và về việc sử dụng gậy tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Thế nào là gậy tự vệ?

Gậy tự vệ là dụng cụ sử dụng để tự vệ cho bản thân và phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra như: cướp bóc, trộm cắp. giết người, hiếp dâm…

Gậy baton hay gậy ba khúc là một dụng cụ tự vệ cực kì hữu ích trong cuộc sống. Tuy nhiên lại có một bộ phận người lạm dụng dùng làm công cụ để gây sát thương và nguy hiểm tới cho những người xung quanh. Đó không phải là ý nghĩa của gậy tự vệ khi ra đời vì bản chất nó được sản xuất ra nhằm mục đích phục vụ quan đội và cảnh sát.

Sử dụng gậy tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Gậy tự vệ được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ bản thân. Bên cạnh việc hiểu gậy tự vệ là gì thì sử dụng gậy tự vệ có vi phạm quy định của pháp luật không? Căn cứ tại Điều 3 và khoản 1 – Điều 5 – Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang quân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, phát phòng không, tên lửa;

d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.

4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:

a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác dộng của xung kích thích;

b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

….”

Bên cạnh đó, Điều 5 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ:

“Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo”.

Do đó, baton thực chất là dùi cui kim loại được xếp vào nhóm công cụ hỗ trợ và theo quy định hiện hành thì cá nhân không được sở hữu công cụ hỗ trợ. Việc trang bị và mang theo công cụ hỗ trợ cũng phải tuân thủ theo đối tượng và trình tự thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành.

Những đối tượng trang bị công cụ hỗ trợ:

Không phải tất cả các đối tượng đều có thể được sử dụng công cụ hỗ trợ, căn cứ quy định tại Điều 55 – Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 chỉ những đối tượng sau được trang bị công cụ hỗ trợ, cụ thể như sau:

+ Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ.

+ Công an nhân dân, cơ yếu, cảnh sát biển.

+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Cơ quan thi hành án Dân sự.

+ Lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư, bảo vệ rừng chuyên trách, thanh tra chuyên ngành thủy sản.

+ Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; Đội kiểm tra của lựa lượng Quản lý thị trường.

+ An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiẹm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.

+ Ban Bảo vệ dân phố; lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

+ Các cơ sở huấn luyện, đào tạo, câu lạc bọo thể thao có giấy phép, cơ sở cai nghiện ma túy và những đối tượng khác có nhu cầu trang bị được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp pháp luật cho sử dụng như những đối tượng nêu phía trên thì được phép sử dụng gậy tự vệ là hợp pháp còn nếu không nằm trong các trường hợp phía trên mà sử dụng gậy tự vệ là trái pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết Gậy tự vệ là gì? Sử dụng gậy tự vệ có vi phạm pháp luật không? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi