Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội?
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1409 Lượt xem

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội?

Gia đình tôi có 3 người bao gồm: bố tôi, ông tôi và tôi. Gia đình tôi thuộc hộ nghèo. Luật sư cho tôi hỏi thì gia đình tôi có được hưởng trợ cấp xã hội hay không? Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi:

Tôi sống trong 1 gia đình gồm 3 thành viên đó là cha, nội và tôi. Do mẹ tôi ly hôn với ba tôi, cả ba và mẹ tôi đều mắc bệnh tâm thần họ không không thể tạo ra thu nhập, bố tôi 60 tuổi còn nội tôi thì tuổi đã cao 90 tuổi vì thế tôi không có nguồn trợ cấp, gia đình tôi thuộc hộ nghèo vậy xin cho hỏi nếu theo quy định của pháp luật thì gia đình tôi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không, rất mong nhận được sự phản hồi của quý luật sư xin chân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn luật bảo hiểm. Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Vấn đề của bạn đó là gia đình bạn có 3 thành viên, gồm bạn, bố bạn và ông bạn. Ông nội bạn thuộc trường hợp người cao tuổi, bố bạn lại bị bệnh tâm thần và gia đình thuộc hộ nghèo, rất khó khăn, bạn mong muốn được nhận trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, do chính sách của nhà nước và theo quy định của pháp luật thì chỉ những đối tượng cụ thể thì mới được hưởng trợ cấp xã hội. Những điều kiện đó được quy định trong Nghị định 136/2013/NĐCP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội?

Điều 5. Đối tượng hưng trợ cấp xã hội hàng tháng

1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thi gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sbảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Như vậy, dựa vào các quy định trên, chúng ta sẽ xét từng người trong gia đình của bạn:

Thứ nhất đó là bạn: theo như bạn trình bày thì chúng tôi thấy bạn không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội do không đủ các điều kiện quy định trong Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. 

Thứ hai là về bố của bạn: Bố của bạn bị bệnh tâm thần, được coi là người cao tuổi, tuy nhiên, theo quy định thì người cao tuổi phải không có người phụng dưỡng hoặc có nhưng người phụng dưỡng đang hưởng trợ cấp xã hội thì người cao tuổi đó mới được hưởng trợ cấp xã hội. Trong trường hợp của bạn bố bạn vẫn có người phụng dưỡng là bạn, và bạn lại không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội cho nên bố bạn cũng không được hưởng trợ cấp xã hội.

Thứ ba là về ông của bạn, nay đã 90 tuổi, và gia đình bạn thuộc hộ nghèo, thì theo quy định về điểm B, khoản 5,nghị định 136/2013/NĐ-CP thì nếu ông bạn không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội

Mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270 nghìn đồng/ 1 người và tùy vào địa phương và hoàn cảnh mà quy định mức trợ cấp có thể khác nhau, bạn cần làm hồ sơ xin trợ cấp xã hội theo quy định để được hưởng trợ cấp, giảm bớt khó khăn và gánh nặng cho gia đình bạn. 

–  Để hưởng trợ cấp xã hội bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thtrấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).

Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.

–  Gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạncó thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi