Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai bao gồm?
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai và loại đất được quản lý và sử dụng, đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai được xác định thành các nhóm khác nhau.
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai
Theo quan niệm chung, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội, do vậy đối tượng diều chỉnh của ngành Luật đất đai là điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai.
Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không hề thay đổi, nhưng tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thụ hưởng các quyền của người sử dụng đất và gánh vác trách nhiệm pháp lí của họ.
Tuy vậy, trong nhận thức về đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai cần thấy rằng, các yếu tố cơ bản nhằm xác định phạm vi các quan hệ xã hội do các ngành luật điều chỉnh mang tính tương đối.
Do đó, trong sự phân định quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đất đai có mối quan hệ qua lại, giao thoa với một số ngành luật khác như Luật hành chính, Luật dân sự, vv..
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai và loại đất được quản lý và sử dụng, đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai được xác định thành các nhóm sau đây:
Nhóm I: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Là người đại diện chủ sở hữu đồng thời là người thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền hành chính và chuyên ngành nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước về đất đai.
Vì vậy, trong Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã được cụ thể hoá với vai trò thực hiện quyền định đoạt của người đại diện chủ sở hữu và phân công, phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền về chuyên môn để thực hiện vai trò người đại diện chủ sở hữu đất đai.
Nhóm II: Các quan hệ đất đại phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Các tổ chức trong nước là một trong các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới các hình thức pháp lí chủ yếu là giao đất và cho thuê đất.
Các tổ chức này được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, nhưng trong quá trình khai thác, sử dụng phải trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất.
Nhóm III: Các quan hệ đất đại phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.
Hình thức pháp lí mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất.
Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài từ Luật đất đai năm 2003 và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ sau Luật đất đai năm 2013 có thể lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Việc sử dụng đó được phân định thành các mục đích khác nhau như xây dựng các công trình ngoại giao, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư và được mua nhà, sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Như vậy, việc giao đất, cho thuê đất nhằm các mục đích khác nhau, thời hạn khác nhau, nhu cầu sử dụng cũng khác nhau cho nên Nhà nước cần quy định một cách chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê đất, các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam, đồng thời bảo hộ các quyền lợi cần thiết cho họ, đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Nhóm IV: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.
Với hơn 12 triệu hộ nông dân, có thể khẳng định rằng đây là nhóm chủ thể đông đảo nhất tham gia vào quan hệ sử dụng đất.
Việc xác lập các quyền cụ thể của hộ gia đình, cá nhân trong Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 và hiện nay trong Luật đất đai năm 2013 là nền tảng pháp lí cho việc thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.
Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng đất không chỉ nhằm mục đích khai thác tối đa các lợi ích vốn có của đất mà trong khai thác và sử dụng, việc xác lập các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh là mong đợi tất yếu của hàng triệu hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.
Vì vậy, pháp luật đất đai xây dựng hành lang pháp lí cho việc mở rộng tối đa các quyền năng của hộ gia đình, cá nhân, đồng thời cho phép họ được thực hiện đầy đủ các giao dịch dân sự về đất đai theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch và tích tụ đất đai trong nền kinh tế hàng hoá có điều tiết từ phía Nhà nước.
Nhóm V: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Quá trình khai thác, sử dụng các loại đất nói trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện, Mỗi một loại đất khác nhau trong quá trình sử dụng đều có đặc điểm riêng.
Vì vậy, khi cho phép tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, Nhà nước phân loại, quy định cụ thể từng chế độ pháp lí để thực hiện các biện pháp quản lí, công nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng nhằm đảm bảo một cách thống nhất hài hoà lợi ích Nhà nước và từng chủ sử dụng cụ thể. Khi
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội do Luật đất đai điều chỉnh.
Về nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai là cách thức mà Nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Các chủ thể đó rất đông đảo, bao gồm các cơ quan quản lí, những người sử dụng đất trong phạm vi cả nước.
Ngành luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh, đó là phương pháp hành chính mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng, thoả thuận.
Phương pháp hành chính – mệnh lệnh
Phương pháp này rất đặc trưng cho ngành luật hành chính bởi nguyên tắc quyền lực phục tùng. Đặc điểm của phương pháp này thể hiện ở chỗ, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng về địa vị pháp lí.
Một bên trong quan hệ này là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
Vì vậy, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhân danh Nhà nước, họ không có quyền thoả thuận với cơ quan Nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía Nhà nước.
Ngành luật đất đai sử dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh trong nhiều trường hợp, song điểm khác biệt căn bản so với việc áp dụng trong ngành luật hành chính là tính linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các mệnh lệnh từ phía cơ quan Nhà nước.
Ví dụ, khi giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, các tổ chức chính quyền và đoàn thể tại các địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm hoà giải, tìm biện pháp giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền trong nội bộ nhân dân làm tiền đề cho việc giải quyết mọi tranh chấp và khiếu nại.
Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải thì các cơ quan nhà nước theo luật định mới trực tiếp giải quyết và ban hành các quyết định hành chính.
Quan hệ đất đai được vận dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh luôn có một bên chủ thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thể hiện quyền lực Nhà nước và một bên là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực thi các biện pháp hành chính xuất phát từ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
Các quyết định hành chính được ban hành trong các trường hợp sau đây:
– Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất;
– Quyết định hành chính về thu hồi đất;
– Quyết định hành chính về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác;
– Quyết định về việc công nhận quyền sử dụng đất;
– Quyết định về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai;
– Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai.
Các quyết định hành chính nêu trên đều do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai đối với người sử dụng đất.
Họ có nghĩa vụ phải thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước, nếu không thực hiện được coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định.
Phương pháp bình đẳng, thoả thuận
Đây là phương pháp rất đặc trưng của ngành luật dân sự. Ngành luật đất đai cũng sử dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, nếu trong quan hệ dân sự, chủ sở hữu tài sản có quyền thoả thuận để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ tài sản, thì trong Luật đất đai, người sử dụng không đồng thời là chủ sở hữu.
Vì vậy, với các quyền được Nhà nước mở rộng và bảo hộ, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền thoả thuận trên tinh thần hợp tác để thực hiện các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp bình đăng, thoả thuận trong Luật đất đai là các chủ thể có quyền tự do giao kết, thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất vì lợi ích các chủ thể, đồng thời tạo xu hướng tập trung tích tụ đất đai ở quy mô hợp lí nhằm phân công lại lao động, đất đại thúc đẩy sản xuất phát triển.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tặng cho đất, sang tên sổ đỏ cho người đang ở nước ngoài
Hiện nay, tôi muốn tặng một mảnh đất cho con trai cả của mình nhưng con tôi đang định cư ở nước ngoài. Con tôi có cần về nước không? Nếu con tôi không về được thì tôi cần phải làm những thủ tục gì để hoàn tất thủ tục tặng cho và sang...
Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không?
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của...
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?
Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...
Tư vấn đòi lại tiền bồi thường giá trị giải tỏa đất
Gia đình tôi có một miếng đất nông nghiệp, diện tích 919 m2. Năm 2011, Nhà nước giải tỏa trắng để làm dự án, 849,5 m2 đất nhà tôi dính giải tỏa, với giá 899.000.000 vnđ gồm cả cây trồng trên đất. Gia đình tôi đã đồng ý, ký đền bù, làm thủ tục và nộp phí đầy đủ. Nhưng 5 năm nay không nhận được tiền đền bù. Cơ quan ban nghành thì không giải quyết. Tư vấn giúp tôi lấy lại đất...
Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất
Tôi có 2 con, 1 cháu 19 tuổi và 1 cháu 8 tuổi. Tôi muốn chuyển tên sổ đỏ cho các con thì thủ tục như thế nào? Luật sư tư vấn...
Xem thêm