Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Đòi lại đất đã cho mượn như thế nào?
  • Thứ ba, 03/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2176 Lượt xem

Đòi lại đất đã cho mượn như thế nào?

Năm 2002, Nhà nước tiến hành chia lại ruộng đất, nhà tôi được chia cho 450m2 hoa màu, diện tích đất này trước đây thuộc thửa đất của bà A . Với thửa đất được chia gia đình tôi đã làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, gia đình tôi không sử dụng thửa đất này mà để cho bà A dùng, khi nào cần sẽ lấy lại. Cho đến năm 2015, gia đình tôi muốn lấy lại thửa đất này nhưng bà A không trả lại. Gia đình tôi đã nhiều lần gửi yêu cầu giải quyết lên chính quyền địa phương nhưng không có kết quả. Vậy chúng tôi phải làm gì để được lấy lại mảnh đất này?

Câu hỏi:

Kính chào Công ty Luật Hoàng Phi, tôi có một vướng mắc muốn được công ty tư vấn giải đáp cho tôi như sau: 

Năm 2002, nhà nước tiến hành chia lại ruộng đất, nhà tôi được chia cho 450m2 hoa màu, diện tích đất này trước đây thuộc thửa đất của bà A . Với thửa đất được chia gia đình tôi đã làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, gia đình tôi không sử dụng thửa đất này mà để cho bà A dùng, khi nào cần sẽ lấy lại. Cho đến năm 2015, gia đình tôi muốn lấy lại thửa đất này nhưng bà A không trả lại. Gia đình tôi đã nhiều lần gửi yêu cầu giải quyết lên chính quyền địa phương nhưng không có kết quả. Vậy chúng tôi phải làm gì để được lấy lại mảnh đất này?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi xin được tư vấn giải đáp như sau:

–  Quyền đòi lại mảnh đất do bà A sử dụng:

Việc bạn không sử dụng thửa đất mà cho bà A sử dụng không làm phát sinh việc chuyển quyền sử dụng thửa đất đó sang cho bà A, bạn vẫn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất Đai 2013 có quy định như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Việc bạn cho bà A sử dụng đất trong một thời gian dài mà không có giấy tờ có thể gây khó khăn cho bạn khi đòi lại. Bởi vì việc bà A sử dụng đất ổn định, lâu dài từ năm 2002 đến năm 2015 là 13 năm, theo Luật Đất Đai 2013, họ có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 2, điều 101: “2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” 

Đòi lại đất đã cho mượn như thế nào?

Đòi lại đất đã cho mượn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 97 Luật Đất Đai 2013: 

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Như vậy, bạn là người đứng tên trong sổ đỏ đối với thửa đất đó, bạn có quyền sử dụng đối với thửa đất đó và bạn đương nhiên có quyền đòi lại thửa đất đó. 

–  Trường hợp bạn khởi kiện ra Tòa:

Do bạn là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn có quyền đối với thửa đất đó. Nếu đã nhiều lần yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết mà không có kết quả bạn có thể khởi kiện lên Tòa để đòi lại thửa đất đó theo quy định của pháp luật. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định đã được nêu trên để yêu cầu bà A trả lại đất cho bạn.

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản đó. Trong trường hợp này, tòa án nơi có bất động sản là tòa án nơi bạn thường trú.

Về án phí, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

 2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí”. Như vậy, bạn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.

Trên đây là tư vấn của công ty chúng tôi về việc đòi lại đất bị lấn đã cho mượn như thế nào? Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.  

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi