Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?
  • Thứ ba, 13/06/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 1147 Lượt xem

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Theo quy định tại điều 32, Luật doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Để hoạt động kinh doanh được diễn ra dễ dàng, thuận tiện và đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp bên cạnh việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần có các bước chuẩn bị cần thiết về cơ sở vật chất, thiết bị và một số thủ tục liên quan khác. Để tìm hiểu các bước chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh về mặt pháp lý mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Đăng công bố thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 32, Luật doanh nghiệp 2020, sau khi thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Treo bảng hiệu

Treo bảng hiệu là một trong những việc vô cùng quan trọng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Treo bảng hiệu là dấu hiệu cơ bản để khách hàng, đối tác nhận diện được doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó cũng tạo sự tin tưởng nhất định đối với khách hàng và đối tác.

Bên cạnh đó, treo bảng hiệu cũng là căn cứ chứng minh doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần thực hiện một số công việc khác liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và sử dụng lao động. Mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì.

Khai thuế giá trị gia tăng

Khi kê khai thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. Việc lựa chọn kê khai thuế giá trị theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp là căn cứ để lựa chọn hóa đơn.

Việc kê khai thuế có thể tiến hành theo tháng hoặc theo quý. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Giá trị gia tăng theo quý chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý.

Kê khai thuế thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định hiện hành, có 2 kỳ kê khai thuế TNCN đó là kê khai theo tháng và theo quý. Tuy nhiên, doanh nghiệp kê khai thuế TNCN cần tương ứng với kỳ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lựa chọn hóa đơn

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định.

Hóa đơn bao gồm các loại sau: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng. Trong đó:

– Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thực hiện các hoạt động sau:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Hóa đơn bán hàng dùng cho đối tượng sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”

Như vậy, việc lựa chọn phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng là căn cứ để lựa chọn hóa đơn.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu trừ thì lựa chọn hóa đơn giá trị gia tăng, nếu lựa chọn phương pháp trực tiếp thì lựa chọn hóa đơn bán hàng.

Vậy, liên quan đến việc sử dụng lao động, doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì, mời theo dõi tiếp bài viết.

Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về sử dụng lao động

Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 thì: Người sử dụng lao động có trách nhiệm Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì:

” Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.”

Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội

Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là một việc quan trọng cần làm khi mới thành lập doanh nghiệp. Khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nhân viên. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

Qua bài viết Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì, chúng tôi đã liệt kê một số công việc việc cần làm. Ngoài ra, khối lượng công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp còn phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng tận tình.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Thành lập Công ty cổ phần

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi