Điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Công ty tôi đang có 1 trường hợp ngày sinh trên sổ BHXH và ngày sinh trên giấy tờ không khớp nhau. Nhưng bản gốc giấy khai sinh đã bị thất lạc. Nếu không được cấp lại được bản gốc giấy khai sinh thì chủ sổ phải làm như thế nào để điều chỉnh ngày tháng năm sinh trên sổ BHXH?
Câu hỏi:
Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi là Bùi Công Nam, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau:
Hiện tại công ty tôi đang có 1 trường hợp ngày sinh trên sổ BHXH và ngày sinh trên giấy tờ không khớp nhau. Nhưng chủ sổ chỉ có bản sao giấy khai sinh còn bản gốc tôi đã bị thất lạc. Chủ sổ đã yêu cầu cấp lại giấy khai sinh gốc nhưng ở cơ quan thẩm quyền thông báo từ ngày 1/1/2016 không được cấp lại bản gốc Giấy khai sinh. Vậy cho tôi hỏi nếu không được cấp lại được bản gốc giấy khai sinh thì chủ sổ phải làm như thế nào để điều chỉnh ngày tháng năm sinh trên sổ BHXH?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH về việc cấp lại sổ BHXH do bị sai ngày tháng năm sinh:
“3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Bên cạnh đó, căn cứ vào Phiếu giao nhận hồ sơ 302/…../SO thì hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia BHXH bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản);
– Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (Bản sao).
Đối với trường hợp sổ BHXH có ngày tháng năm sinh nhưng trên chứng minh nhân dân chỉ có năm sinh, nếu điều chỉnh lại theo chứng minh nhân dân thì phải bổ sung giấy khai sinh để làm căn cứ điều chỉnh.
– Sổ bảo hiểm xã hội mẫu cũ hoặc Tờ bìa sổ BHXH mẫu mới.
Vì vậy, một trong những loại giấy tờ để yêu cầu điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội bao gồm giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh nhân dân (bản sao).
Do đó, trong trường hợp của bạn đã nêu, chủ sổ chỉ cần nộp bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao chứng minh thư nhân dân để làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quyền Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Như Thế Nào?
Quyền tham gia bảo hiểm xã hội Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia BHXH; tạo điều kiện thuận lợi để mọi NLĐ tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH Quyền được tham gia và thụ hưởng BHXH là quyền của mọi NLĐ trong xã hội được...
Những ai trong gia đình được hưởng trợ cấp tuất?
Bố tôi qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Bố tôi đóng bảo hiểm xã hội được 25 năm. Hiện gia đình tôi có bà nội (74 tuổi), mẹ tôi bị suy giảm khả năng lao động 63% (52 tuổi) và tôi (29 tuổi). Theo quy định của pháp luật thì những ai trong gia đình tôi được hưởng trợ cấp...
Thay đổi mã quyền lợi cho người có công với cách mạng từ HT3 sang HT2
Kính chào Luật Hoàng Phi, tôi là thương binh hiện đang hưởng bảo hiểm y tế là HT3, hiện nay tôi nghe có thông tin đổi thẻ bảo hiểm y tế sang HT2. Xin hỏi điều kiện và thủ tục đổi thẻ được pháp luật hiện nay quy định như thế...
Suy giảm 61% khả năng lao động thì được hưởng lương hưu khi nào?
Bố tôi năm nay 49 tuổi và bị suy giảm 61% khả năng lao động. Bố tôi sẽ được hưởng lương hưu khi thỏa mãn được những điều kiện...
Tổng Đài Tư Vấn Bảo Hiểm Thai Sản Miễn Phí 24/7
Tư vấn bảo hiểm thai sản giúp quý khách hàng nắm được thông tin về điều kiện, thời gian, mức trợ cấp, thủ tục đăng ký và cơ quan tiếp nhận một cách nhanh chóng, chính...
Xem thêm