Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?
  • Thứ năm, 26/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 815 Lượt xem

Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi xe dàn hàng ngang là một trong những hành vi không được thực hiện hay hành vi cấm đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy.

Trong thực tế, rất nhiều người điều khiển phương tiện giao thông đi theo hội nhóm, bạn bè, dàn hàng ngang vừa đi vừa nói chuyện. Hàng vi này có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt như thế nào? Bài viết Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền? Của Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý độc giả có những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Đi xe máy dàn hàng ngang bị phạt thế nào?

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định như sau:

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Như vậy, đi xe dàn hàng ngang là một trong những hành vi không được thực hiện hay hành vi cấm đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy.

Trường hợp có hành vi dàn hàng ngang, người điều khiển xe bị xử phạt theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

Bên cạnh đó, đối chiếu với quy định tại Điểm c khoản 10 điều này:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Như vậy, người đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra, nếu người đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dngj Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Lỗi đi xe đạp dàn hàng ngang

Rất nhiều người đi xe đạp, đặc biệt là các bạn học sinh đi xe dàn hàng ngang do thiếu ý thức tham gia giao thông. Vậy trong trường hợp này Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

Như vậy, người đi xe đạp dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Đối với những người vi phạm dưới 18 tuổi như các bạn học sinh thì nguyên tắc xử lý như sau:

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

(khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

(Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Như vậy, trường hợp người dưới 18 tuổi đi xe đạp dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt:

– Cảnh cáo nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

– Phạt tiền không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Trường hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai có bị phạt không?

Theo các quy định chúng tôi trích dẫn trên đây, chỉ xe đạp, xe máy đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ và đường sắt.

Tuy nhiên, Quý vị cần lưu ý:

– Xe thô sơ khác xe đạp đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên vẫn bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng;

– Việc đi xe dàn hàng ngang nói chung vẫn bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ bởi hành vi này không chỉ gây cản trở việc tham gia giao thông cho các phương tiện khác, gây ùn tắc giao thông mà còn có tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn do không chú ý quan sát đường.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi