Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Đầu cơ là gì? Đặc điểm của hoạt động đầu cơ?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3106 Lượt xem

Đầu cơ là gì? Đặc điểm của hoạt động đầu cơ?

Đầu cơ tích trữ dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, khiến cho hiện tượng cung không đủ cầu ngoài việc người tiêu dùng phải chấp nhận mua hàng hoá cao gấp nhiều lần so với bình thường dẫn tới tình trạng gây rối mất trật tự do việc tranh giành mua hàng hoá gây ra.

“Đầu cơ”, tội đầu cơ , đầu cơ tích trữ có lẽ chúng ta nghe nhắc đến khá nhiều trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên có nhiều người chưa hiểu rõ như thế nào được xác định là hành vi đầu cơ tích trữ. Vậy Đầu cơ là gì? Đầu cơ tích trữ là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đầu cơ tích trữ là gì?

Đầu cơ tích trữ là việc một cá nhân, tổ chức lợi dụng tình trạng khó khăn khan hiếm hàng hoá để mua tích trữ mặt hàng hoá đó để bán lại trên thị trường với giá cao.

Trên thế giới có khá nhiều vụ đầu cơ xảy ra trong nhiều lĩnh vực như đất đai, ngoại tệ, vàng, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế,… Một ví dụ điển hình trong năm 2020 vừa qua chính là hiện tượng nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tình trạng dịch bệnh covid 19 bùng phát mạnh, nhu cầu mua khẩu trang y tế, nước rửa tay tăng cao đã đầu cơ tích trữ tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hoá để bán lại với giá cao gấp 3,4 lần.

Từ khái niệm đầu cơ tích trữ chúng ta có thể hiểu về đầu cơ là gì? Cụ thể đầu cơ là mua vét hàng hóa nhằm bán lại. Đầu cơ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.

Đặc điểm của hoạt động đầu cơ

– Là hiện tượng một cá nhân, tổ chức lợi dụng tình huống thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn của kinh tế mua tích trữ hàng hoá để tạo hiện tượng khan hiếm giả để bán lại giá cao nhằm thu lợi bất chính.

– Đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức

– Có thể diễn ra ở bất cứ đâu bất cứ thời điểm nào

Tác hại của đầu cơ đối với kinh tế – xã hội

– Đầu cơ gây rối loạn thị trường.

– Mục đích của việc đầu cơ tích trữ là tạo ra sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường để bên đầu cơ có thể bán lại với giá cao gấp nhiều lần so với giá thị trường hàng ngày.

– Tình trạng khan hiếm hàng hoá khiến cho hiện tượng cung không đủ cầu ngoài việc người tiêu dùng phải chấp nhận mua hàng hoá cao gấp nhiều lần so với bình thường thì còn có thể dẫn tới tình trạng gây rối mất trật tự do việc tranh giành mua hàng hoá gây ra.

Quy định của pháp luật về xử lý hành vi đầu cơ tích trữ

Tùy theo tính chất mức độ của hành vi đầu cơ tích trữ, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ theo quy định tại điều 196 Bộ luật hình sự 2015.

Tùy theo giá trị hàng hoá, khoản lợi nhuận bất chính thu được từ hành vi đầu cơ, tính chất của tội phạm mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng -5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù cao nhất đến 15 năm đối với cá nhân, từ 300 triệu đồng -9 tỷ đồng đối với pháp nhân thương mại.

Ngoài ra, cá nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Quy định xử phạt hành chính về hành vi đầu cơ

Theo quy định tại nghị định 98/2020/NĐ-CP thì người nào có hành vi lợi dụng lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;

+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

Tùy theo giá trị hàng hoá mà người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi đầu cơ tích trữ còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung sau đây:

Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31;

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020.

Riêng với hành vi găm hàng( tích trữ hàng hoá)

Theo quy định tại điều 32, nghị định 98/NĐ-CP thì người nào có hành vi một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020 mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt tiền từ 5 triệu -10 triệu đồng:

+ Cắt giảm địa điểm bán hàng;

+ Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

+ Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

+ Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.

Đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 31 Nghị định 98/2020 mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng:

+ Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;

+ Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;

+ Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;

+ Mở của hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

Đối với hành vi tích trữ hàng hóa trong kho vượt quá 150% tổng lượng hàng hóa tồn kho trung bình của 3 tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 31 Nghị định 98/2020 thì bị xử phạt từ 20.000.000 -30.000.000 đồng. Bị tịch thu tang vật là hàng hóa tích trữ trong kho.

Ngoài ra cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Lưu ý: Nếu chủ thể thực hiện hành vi tích trữ hàng hóa là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc liên quan tới chủ đề đầu cơ là gì? Khách hàng theo dõi bài viết có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi