Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 771 Lượt xem

Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung

Căn cứ theo Quyết định số 219/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 29 tháng 01 năm 2020 đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Covid-19 là “sát thủ vô hình” khi lây lan mà không bộc lộ bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Song, mầm bệnh thì không thể “vô hình” được, do đó, việc phát hiện sớm các ca nhiễm là điều kiện tiên quyết ngăn ngừa dịch bệnh. Việc cách ly tập trung là cần thiết với những đối tượng có khả năng cao nhiễm bệnh. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cụ thể Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung để bạn đọc hiểu rõ.

Quy định về cách ly y tế

Căn cứ theo Quyết định số 219/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 29 tháng 01 năm 2020 đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì cách ly tập trung là một trong các hình thức cách ly y tế cần được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung

Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung gồm những ai?

Theo hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/ 2020, những đối tượng phải cách ly tập trung để để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng bao gồm:

– Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 (theo thông tin của Bộ Y tế);

– Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19. Cụ thể, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 2008/QĐ-BYT  ngày 26/4/2021, người tiếp xúc gần bao gồm:

+ Người tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.

+ Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID- 19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Cùng nhóm làm việc, cùng nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp … với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

– Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.

Trên đây là Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên cần chuẩn bị đồ dùng vật dụng để thực hiện cách ly tập trung.

Cách ly tập trung bao nhiêu ngày?

Ngày 05/5/2021Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có Công điện hỏa tốc số 600/CĐ-BCĐ, về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng, chống dịch nêu rõ:

– Điều chỉnh thời gian cách ly tập trung đối với các trường hợp phải cách ly tập trung theo quy định từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS- CoV-2; tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung.

Sau cách ly tập trung có phải cách ly tại nhà không?

Sau khi đã biết Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung chúng ta cần lưu ý về thời gian cách ly tại nhà sau khi hoàn thành cách ly tập trung để thực hiện cho đúng.

Cũng tại Công điện hỏa tốc số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ nội dung như sau:

“ Điều chỉnh thời gian tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú từ 14 ngày xuống còn 7 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).”

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Danh sách trường hợp bắt buộc cách ly tập trung dựa trên những nguồn thông tin mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong thực tế cũng như là trong việc nghiên cứu. Chúc Quý bạn đọc có một sức khỏe tốt để chống chọi với Covid, đồng thời hạn chế ra đường, thực hiện tốt các phương pháp phòng chống Covid theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi