Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 219 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ

Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ là thủ tục được cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu tinh bột nghệ.

Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong nội dung bài viết này nhé!

Đôi nét về tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ là thành phẩm từ củ nghệ tươi. Nghệ tươi nguyên chất sau khi trải qua quá trình tách lọc, loại bỏ các tạp chất, xơ nghệ và tinh dầu sẽ thu được tinh bột nghệ nguyên chất đảm bảo được hàm lượng curcumin cao (hoạt chất quý giá nhất trong củ nghệ). Tinh bột nghệ có hai loại phổ biến là tinh bột nghệ vàng và tinh bột nghệ đen thường được sấy khô và sử dụng dưới dạng bột mịn.

Nhiều người lầm tưởng rằng bột nghệ và tinh bột nghệ là hai tên gọi khác nhau chỉ cùng một loại sản phẩm. Điều này hoàn toàn không chính xác. Đây là hai sản phẩm khác biệt về công dụng và chất lượng.

Trong tinh chất nghệ có chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, chống viêm… Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh như protein, chất xơ, vitamin B3 (niacin), vitamin C, vitamin E, vitamin K, canxi, kali, đồng, sắt, magiê và kẽm. Vì vậy, với những công dụng tuyệt vời, không ngạc nhiên khi tinh bột nghệ được coi là loại thảo dược quý trong việc phòng và chống các loại bệnh tật.

Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ – tại sao không nên bỏ qua?

Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ là thủ tục được cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu tinh bột nghệ. Tại Việt Nam, thương hiệu không phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và để để độc quyền cho dấu hiệu giúp phân biệt sản phẩm tinh bột nghệ của mình với các chủ thể khác, cá nhân, tổ chức thương thực hiện đăng ký thương hiệu tinh bột nghệ dưới dạng đăng ký nhãn hiệu tinh bột nghệ. Do đó, bài viết này chia sẻ dưới góc độ đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ theo thủ tục pháp lý là đăng ký nhãn hiệu.

Chỉ khi đăng ký thương hiệu tinh bột nghệ, quyền đối với thương hiệu tinh bột nghệ của Quý vị mới được nhà nước xem xét, ghi nhận và bảo hộ. Trường hợp không đăng ký thương hiệu, Quý vị có thể gặp các trường hợp rủi ro như:

– Xuất hiện các bên sử dụng dấu hiệu tên gọi, logo, hình ảnh,… tương tự đến mức gây nhầm lẫn khiến người tiêu dùng lựa chọn sai sản phẩm.

– Xuất hiện các bên mạo danh cung cấp sản phẩm tinh bột nghệ thiếu chất lượng cho khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và uy tín, chất lượng của sản phẩm của Quý vị.

– Bị cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu trước khiến Quý vị không có quyền ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu tinh bột nghệ, phải xây dựng lại thương hiệu từ đầu hoặc mua lại thương hiệu “chính chủ”.

Trong tất cả các trường hợp trên, thương hiệu tinh bột nghệ của Quý vị sẽ không được bảo hộ dù thực tế Quý vị là người xây dựng, sử dụng thương hiệu đầu tiên, Quý vị không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về hành chính, hình sự, dân sự đối với hành vi không được xác định là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên đây.

Như vậy, đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ không phải là thủ tục bắt buộc để sản xuất, kinh doanh sản phẩm tinh bột nghệ nhưng là thủ tục bắt buộc nếu muốn xây dựng và bảo hộ thương hiệu tinh bột nghệ. Nhiều cá nhân, tổ chức khi mới kinh doanh vì nghĩ rằng thương hiệu của mình chưa chắc đã có thể đi đường dài, bỏ qua thời điểm tốt để đăng ký thương hiệu và phải nhận về những “trái đắng” dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ. Do đó, hãy đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ càng sớm càng tốt nhé.

Đăng ký thương hiệu tinh bột nghệ có cần giấy phép kinh doanh?

Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Như vậy, không chỉ doanh nghiệp có quyền đăng ký thương hiệu, cá nhân, tổ chức nói chung có thể là chủ thể đăng ký thương hiệu tinh bột nghệ. Tuy nhiên, cần lưu ý:

– Nếu kê khai chủ đơn đăng ký thương hiệu là doanh nghiệp, Quý vị phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó dù thời điểm đăng ký không phải xuất trình. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra chủ đơn không có tư cách pháp lý là doanh nghiệp vào thời điểm đăng ký thương hiệu, văn bằng bảo hộ của Quý vị sẽ bị hủy.

– Nếu dự định đăng ký thương hiệu để doanh nghiệp sử dụng, cá nhân có thể đăng ký thương hiệu theo thủ tục thông thường. Khi đã có văn bằng bảo hộ, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp hoặc có văn bản cho phép công ty sử dụng thương hiệu để hợp pháp hóa việc sử dụng này.

Chọn nhóm nào khi đăng ký thương hiệu tinh bột nghệ?

Tùy vào loại tinh bột nghệ Quý vị sản xuất, kinh doanh, khi đăng ký thương hiệu, Quý vị có thể chọn đăng ký theo nhóm 05 (tinh bột nghệ dùng cho mục đích y tế), hoặc nhóm 30 (tinh bột nghệ dùng làm thực phẩm), ngoài ra có thể đăng ký thêm cho nhóm mua bán sản phẩm tinh bột nghệ (nhóm 35). Dưới đây là một số gợi ý về mô tả nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu Quý vị có thể tham khảo khi đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ:

– Nhóm 05: Chất chiết xuất thảo mộc dùng cho mục đích y tế (chiết xuất từ nhụy hoa nghệ tây); tinh bột nghệ (dùng cho mục đích y tế); thực phẩm chức năng.

– Nhóm 30: Keo ong (sáp ong) dùng làm thực phẩm cho con người; mật ong; mứt mật ong; sữa ong chúa (không dùng cho mục đích y tế); tinh bột nghệ vàng (dùng làm thực phẩm); tinh bột nghệ đỏ (dùng làm thực phẩm).

– Nhóm 35: Mua bán: đông trùng hạ thảo dạng viên nén, đông trùng hạ thảo chưng cất, thực phẩm chức năng chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, thực phẩm chức năng, thảo dược, dược phẩm (tất cả dùng cho muc đích y tế), tổ yến (yến sào) chế biến, tổ yến sơ chế (yến sào), tổ yến thô, yến sào chưng đường phèn, nấm ăn đã qua chế biến, nấm linh chi đã được bảo quản dùng làm thực phẩm, keo ong (sáp ong) dùng làm thực phẩm cho con người, mật ong, mứt mật ong, sữa ong chúa (không dùng cho mục đích y tế), tinh bột nghệ vàng (dùng làm thực phẩm), tinh bột nghệ đỏ (dùng làm thực phẩm); xuất nhập khẩu; quảng cáo; trưng bày sản phẩm; marketing; giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông cho mục đích bán lẻ.

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ

Để đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ, Quý vị thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế và tra cứu thương hiệu

Thương hiệu để được cấp văn bằng bảo hộ thỏa mãn đồng thời hai điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, đó là:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Do đó, Quý vị phải cần thiết kế mẫu thương hiệu sử dụng để đăng ký, thống nhất sử dụng sau này và tra cứu mẫu thương hiệu này để đánh giá khả năng trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn của thương hiệu dự định đăng ký với các thương hiệu có quyền ưu tiên, đã được bảo hộ. 

Vào thời điểm nộp đơn đăng ký thương hiệu, Quý vị phải nộp nhiều khoản phí, lệ phí nhà nước và các khoản phí, lệ phí này sẽ không được hoàn lại trong trường hợp thương hiệu không đáp ứng được điều kiện bảo hộ, không được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, thiết kế cần kết hợp với tra cứu để đánh giá trước về khả năng bảo hộ của thương hiệu, tránh tiền mất nhưng lại không đạt được hiệu quả mong muốn.

Trường hợp qua tra cứu nhãn hiệu, xác định nhãn hiệu bị trùng hoặc có khả năng tương tự đến mức gây nhầm lẫn tỉ lệ cao, Quý vị có thể điều chỉnh mẫu thương hiệu để đảm bảo hiệu quả thủ tục. Việc tra cứu chuyên sâu đảm bảo hiệu quả chính xác khoảng 80% nhưng được thực hiện bởi chủ thể có chuyên môn, kinh nghiệm, Quý vị không thể tự mình thực hiện được có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ theo đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các thành phần như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư  16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.

Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu

Quý vị nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 4: Theo dõi việc xử lý hồ sơ và phản hồi yêu cầu của cơ quan nhà nước

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp hành xem xét, thẩm định theo các bước thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn), công bố đơn (trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ) và thẩm định nội dung đơn (không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn).

Thực tế quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ thường kéo dài khoảng hơn 2 năm do tình trạng quá tải hồ sơ. Quý vị cần theo dõi sát sao quá trình này để có phản hồi kịp thời, phù hợp trước các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, phản đối việc đăng ký từ chủ thể khác.

Bước 5: Nộp phí và nhận văn bằng bảo hộ

Qua quá trình xem xét, thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ xác định được thương hiệu có đáp ứng được điều kiện bảo hộ hay không. Trường hợp đáp ứng được điều kiện bảo hộ, Cục sẽ có thông báo để Quý vị nộp phí cấp văn bằng bảo hộ. Quý vị nộp phí và nhận văn bằng bảo hộ theo thông báo của Cục.

Đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ từ A-Z tại Luật Hoàng Phi

Đăng ký thương hiệu là thủ tục đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm từ việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và cần có thời gian để theo dõi sát sao việc xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước. Do đó, không phải ai cũng thực hiện thủ tục này một cách có hiệu quả. Hiểu được điều này, Luật Hoàng Phi đã triển khai và đang cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ nói riêng trọn gói để Quý vị tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức và chí phí. Khi liên hệ sử dụng dịch vụ, Quý vị sẽ được:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, thủ tục đăng ký thương hiệu;

– Thiết kế thương hiệu (nếu chưa có thương hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu và xác định phương án đăng ký thương hiệu;

– Soạn đơn đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đăng ký thương hiệu cho tinh bột nghệ, Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc cần được giải đáp, hoặc cần hỗ trợ dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu cửa hàng chụp ảnh

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cửa hàng chụp ảnh. Mời Quý vị theo...

Đăng ký thương hiệu bao cao su

Đăng ký thương hiệu bao cao su là nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Do đó, Quý độc giả đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu lông mi giả

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu lông mi giả, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu nước khoáng

Đăng ký thương hiệu nước khoáng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi