Đăng ký thương hiệu cho rong biển
Đăng ký thương hiệu thường được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhằm bảo hộ độ quyền dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân. Theo đó, chủ thể có quyền đăng ký thương hiệu theo quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký thương hiệu cho rong biển như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.
Ai có thể đăng ký thương hiệu cho rong biển?
Đăng ký thương hiệu thường được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhằm bảo hộ độ quyền dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân. Theo đó, chủ thể có quyền đăng ký thương hiệu theo quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu.
Quyền đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Theo đó, các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp.
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp
+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký theo quy định, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Phân nhóm sản phẩm khi đăng ký thương hiệu cho rong biển
Để xác định phạm vi bảo hộ khi đăng ký thương hiệu cho rong biển, trong hồ sơ hay đơn đăng ký cần có danh mục hàng hóa, dịch vụ tương ứng được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice.
Với rong biển, Quý vị tham khảm một số nhóm như sau để lựa chọn đăng ký thương hiệu cho phù hợp với phạm vi hoạt động của mình:
Nhóm 29: Chất chiết xuất từ tảo biển/rong biển cho thực phẩm; kem trên cơ sở thực vật; rau đã sấy khô; rau củ quả, đã chế biến; sữa chua; sản phẩm sữa; nấm đã được bảo quản; trái cây, đã chế biến; tổ chim ăn được; mứt quả ướt.
Nhóm 31: Nấm tươi; rau cỏ tươi; thảo mộc tươi; tảo/rong biển, chưa xử lý, dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật; sợi nấm để nhân giống.
Nhóm 35: Mua bán, đại lý, xuất nhập khẩu: thịt đã chế biến, cá đã chế biến, tôm đã chế biến, cua đã chế biến, nghêu sò đã chế biến, thịt còn tươi sống, cá còn tươi sống, tôm còn tươi sống, cua còn tươi sống, nghêu sò tươi sống, thịt đông lạnh, cá đã đông lạnh, tôm đã đông lạnh, cua đã đông lạnh, nghêu sò đông lạnh, đường, dấm, nước sốt (gia vị), nước mắm, gia vị, chế phẩm làm từ bột ngũ cốc, mỳ, rượu, bánh mì, bánh ngọt, kẹo, kem, cà phê, cacao, sô cô la, trà (uống), mật ong, rong biển, tương ớt, xúc xích; quảng cáo.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho rong biển gồm những gì?
Hồ sơ hay đơn đăng ký thương hiệu cho rong biển gồm các thành phần như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Chi phí đăng ký thương hiệu cho rong biển
Phí, lệ phí đăng ký thương hiệu cho rong biển được quy định chi tiết theo biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BKHCN Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 VNĐ (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 VNĐ/1 nhóm).
– Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
– Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
Ngoài phí, lệ phí trên đây, Quý vị lưu ý các khoản như phí in ấn, đi lại, phí dịch vụ,… khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cho rong biển.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu cho rong biển từ A-Z
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu, với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm Luật Hoàng Phi cam kết luôn mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ uy tín với mức chi phí hợp lý nhất. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho rong biển nói riêng, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc như sau:
– Tư vấn các quy định hiện hành về nhãn hiệu, như điều kiện bảo hộ, quyền bảo hộ, chuyển nhượng, tra cứu…
– Tư vấn những ưu và nhược điểm của từng loại hình bảo hộ nhãn hiệu;
– Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn đăng ký và các giấy tờ liên quan;
– Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ để kịp thời xử lý;
– Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ và gửi lại cho Quý vị;
– Tư vấn các biện pháp để xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Đồng thời, đề xuất các biện pháp thích hợp để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm,….
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu cho rong biển. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, hãy liên hệ ngay tới Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999 (Mr.Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024
Xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chính là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ này dựa trên bảng phân loại hàng hóa dịch vụ mà Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp chứ không phải sẽ dựa trên danh mục nhóm ngành đăng ký kinh...
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nam Định
Sau 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn, nếu đơn nhãn đủ điều kiện về mẫu nhãn, hình thức, quyền nộp đơn, thông tin chủ đơn và nhóm sản phẩm/dịch vụ,...Cục sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu đơn không đáp ứng điều kiện, Cục sẽ thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị chủ đơn sửa...
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại Nghệ An
Để tiến hành thủ tục thành công tại cơ quan nhà nước, các yêu cầu về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Nghệ An cần được tìm hiểu kỹ lưỡng. Đặc biệt là các thành phần hồ sơ và cách kê khai thông tin trong hồ...
Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh vàng
Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh vàng là thủ tục cần thiết để xác lập và bảo hộ quyền đối với thương hiệu khi kinh doanh vàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục này qua bài viết...
Thủ tục đăng ký thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh
Đăng ký thương hiệu cửa hàng chỉ cần tiến hành theo thủ tục pháp lý đơn giản để tránh bị đánh cắp thương hiệu và cũng là quyền lợi của mối doanh nghiệp dù lớn hay...
Xem thêm