Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 284 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô

Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô là thủ tục không thể bỏ qua nếu muốn được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu lốp xe ô tô. Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ, hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu này qua bài viết.

Quý vị có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô nhưng còn nhiều băn khoăn, vướng mắc? Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ hữu ích về việc đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô. Do đó, Quý vị có quan tâm đừng bỏ qua nhé!

Lốp xe ô tô là gì?

Lốp xe ô tô là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành chiếc xe, được đánh giá là tứ trụ của xe. Lốp xe ô tô là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường có công dụng cân bằng và nâng đỡ toàn bộ khối lượng xe. Mỗi chiếc xe sẽ có 4 lốp, tương đương với bốn bánh của xe. Nó thực hiện chức năng khởi hành, tăng tốc hay dẫn hướng cho xe. Chất liệu cao su của lốp còn có tác dụng giảm sự rung động của xe trên những đoạn đường. 

Lốp xe ô tô gồm nhiều bộ phận cấu thành như: phần lót bên trong, phần khung, bộ phận dưới tanh lốp, tanh lốp, hông lốp, lớp bố, lớp bố đỉnh, đai lốp và gai lốp, đều được thiết kế với những tiêu chuẩn riêng của nhà sản xuất.

Để chọn lốp xe ô tô, chúng ta cần căn cứ vào các thông số, đặc điểm của lốp xe, tuổi thọ của lốp xe và đặc biệt là sử dụng lốp xe có thương hiệu rõ ràng, uy tín.

Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô là gì?

Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô là thủ tục pháp lý, theo đó cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm lốp xe ô tô tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng, từ đó có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thực hiện được các quyền:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu:

+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

– Định đoạt nhãn hiệu (chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể khác)

– Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu, dấu hiệu khác ảnh hưởng đến quyền đối với nhãn hiệu được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ, có cơ sở để yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý hành chính, hình sự, dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu lốp xe ô tô của mình.

Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô theo nhóm nào?

Khi đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô, Quý vị cần xác định đúng nhóm sản phẩm hàng hóa mình đăng ký theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice.

Theo kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu, Luật Hoàng Phi xác định lốp xe ô tô thuộc nhóm 12 theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ. Khi đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô, Quý vị có thể mô tả nhóm sản phẩm đăng ký như sau:

Nhóm 12: Săm cho lốp xe bơm hơi; săm cho lốp xe ô tô; lốp cho bánh xe cộ; lớp bố dùng cho lốp hơi; moay-ơ cho bánh xe; mặt gai của lốp dùng để đắp lại lốp xe; lốp xe bơm khí; lốp ô tô; lốp đặc dùng cho bánh xe cộ; lốp máy bay.

Các bước đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu

Nhãn hiệu trước tiên phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Do đó, nếu mới chỉ có ý tưởng về nhãn hiệu lốp xe ô tô nhưng chưa thể hiện một cách hữu hình nhãn hiệu này, Quý vị không thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu được.

Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là thiết kế nhãn hiệu. Trường hợp chưa có nhãn hiệu, Quý vị cũng có thể liên hệ Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ thiết kế sáng tạo, nhanh chóng qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam).

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Bên cạnh khả năng nhìn thấy được, nhãn hiệu để được bảo hộ phải có tính phân biệt. Tính phân biệt này thể hiện ở việc nhãn hiệu không trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác trong lĩnh vực đăng ký, các dấu hiệu đang được ưu tiên, bảo hộ theo quy định pháp luật. Do đó, đi kèm với việc thiết kế nhãn hiệu, Quý vị nên tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng phân biệt, xác định khả năng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu.

Tra cứu nhãn hiệu gồm hai hình thức:

Tra cứu nhãn hiệu cơ bản: Quý vị có thể tự thực hiện tra cứu nhãn hiệu qua website của Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hình thức tra cứu này không đem lại hiệu quả cao, kết quả chỉ có tính tham khảo, trong trường hợp nhãn hiệu trùng.

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu với khả năng chính xác khoảng 80% được thực hiện bởi người có chuyên môn nên hiệu quả của hình thức tra cứu này cao hơn so với tra cứu sơ bộ.

Bước 3: Chuẩn bị đơn (hồ sơ) đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu khác.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Quý vị có thể nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến, cần lưu ý:

– Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Trường hợp nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Bước 5: Theo dõi quá trình xử lý đơn của cơ quan nhà nước

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, quá trình này diễn ra khoảng hai năm vì số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nói riêng và đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung cần xử lý rất lớn, Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên gặp tình trạng quá tải đơn. việc theo dõi quá trình xử lý đơn Quý vị cần có sự kiên nhẫn và kịp thời xử lý những yêu cầu, có sự phản hồi thích hợp trước những yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 6: Nhận văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật

Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, qua quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chủ đơn nộp phí cấp văn bằng bảo hộ. Quý vị nộp phí để được cấp văn bằng bảo hộ theo đúng quy định pháp luật.

Nhãn hiệu lốp xe ô tô được bảo hộ trong bao lâu?

Quyền đối với nhãn hiệu được phát sinh, bảo hộ dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Do đó, nếu với một lần đăng ký thành công và không gia hạn, nhãn hiệu lốp xe ô tô được bảo hộ trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Quý vị có thể gia hạn hiệu lực bảo hộ không giới hạn số lần để tiếp tục bảo hộ nhãn hiệu sau khi hết thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô của Luật Hoàng Phi

Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Luật Hoàng Phi luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối, các đánh giá, phản hồi tích cực từ các khách hàng. Khi Quý vị liên hệ Luật Hoàng Phi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô của Luật Hoàng Phi sẽ được hỗ trợ trọn gói theo quy trình:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

– Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô chúng tôi muốn gửi tới Quý độc giả. Để được tư vấn, báo phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho lốp xe ô tô nói riêng và đăng ký nhãn hiệu nói chung, Quý vị hãy liên hệ Luật Hoàng Phi qua holtine: 0981.378.999. Chung tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi