Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho thang máy
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 258 Lượt xem

Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho thang máy

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy không chỉ giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của mình với các cá nhân tổ chức khác mà còn giúp cho thương hiệu, nhãn hiệu của bạn được pháp luật bảo vệ trước những hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh.

Vậy Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu thế nào? Hồ sơ đăng ký ra sao? Chi phí đăng ký? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu cho thang máy là gì?

Không phải tất cả mọi nhãn hiệu đều được bảo hô, muốn được bảo hộ thì nhãn hiệu đó cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Để Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy, trước tiên nhãn hiệu đăng ký cần đáp ứng được 02 yếu tố chính theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ đó là:

–  Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ngoài đáp ứng các điều kiện trên thì nhãn hiệu phải không được thuộc các trường hợp sau:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy phân vào nhóm nào?

Việc phân nhóm cho sản phẩm, dịch vụ trước khi đăng ký nhãn hiệu cho tháng máy giúp xác định được phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu cũng như phạm vi thẩm định đơn.

Nhóm 07: Máy phát điện xoay chiều; thanh truyền cho máy móc, động cơ điện và động cơ; đầu xi lanh cho động cơ; xi lanh dùng cho động cơ điện và động cơ; đai truyền quạt gió cho động cơ điện và động cơ; quạt gió dùng cho động cơ điện và động cơ; bộ lọc là bộ phận của máy móc hoặc động cơ; hộp bánh răng, trừ loại dùng cho phương tiện giao thông đường bộ; bộ điều khiển thuỷ lực cho máy móc, động cơ điện và động cơ; bộ nối ghép [bộ phận của động cơ];

Thang máy [không dùng để kéo người trượt tuyết]; động cơ, không dùng cho xe cộ mặt đất; vòng găng pít-tông; pít-tông [bộ phận của máy hoặc động cơ]; bơm [bộ phận của máy móc, máy hoặc động cơ];

Bộ tản nhiệt [làm mát] cho động cơ và máy; động cơ dẫn động, trừ loại dùng cho phương tiện giao thông đường bộ; bánh răng truyền động không dùng cho xe cộ mặt đất; cơ cấu ghép nối, trừ loại dùng cho phương tiện giao thông đường bộ; bộ truyền động cho máy móc; máy công cụ; khớp nối trục [máy móc]; thiết bị nâng; cần trục [thiết bị nâng và nhấc].

Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy cần hồ sơ gì?

Để đăng ký nhãn hiệu cho thang máy cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– 02 Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);

– 05 Mẫu nhãn hiệu;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);

– Giấy ủy quyền nộp đơn với trường hợp ủy quyền cho Luật Hoàng Phi đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy;

– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;

– Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Lưu ý: Với những trường hợp Khách hàng tự thực hiện thủ tục đăng ký, cần lưu ý một số điều sau khi soạn thảo hồ sơ:

– Mỗi tờ khai đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

– Dán mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá 80 x 80mm trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu cần được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

– Mọi tài liệu của tờ khai đăng ký nhãn hiệu đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác phải được dịch ra tiếng Việt;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy ở đâu?

Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thang máy tới Cục Sở hữu Trí tuệ theo 2 cách sau:

– Hình thức nộp hồ sơ giấy:

Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:

+ Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;

+ Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;

+ Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

– Nộp hồ sơ qua mạng:

+ Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn;

+ Để đăng ký theo cách này người nộp đơn cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

+ Trong vòng 1 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ vào ngày làm việc trong giờ giao dịch, xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có), đồng thời nộp phí/lệ phí theo quy định.

+ Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Còn nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.

+ Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy. Hệ thống sẽ gửi thông báo hủy tài liệu trực tuyến cho người nộp đơn.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu cho thang máy bao nhiêu?

Khi đăng ký nhãn hiệu cho thang máy ngoài hồ sơ, thủ tục cần thực hiện một vấn đề cũng được rất nhiều người quan tâm đó là chi phí khi đăng ký nhãn hiệu.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu là tất cả các khoản phí, lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và phí dịch vụ của tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm hàng hóa dịch vụ nhãn hiệu tương ứng để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Phí, lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm dịch vụ gồm 6 sản phẩm:

– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 đồng

– Phí công bố đơn: 120.000 đồng

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ

Lưu ý: Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.

Như vậy, tổng chi phí đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng/1 nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Nếu đăng ký nhãn hiệu từ 2 nhóm sản phẩm, dịch vụ trở lên thì kể từ nhóm thứ 2 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/nhóm.

Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng dịch vụ, sản phẩm được sử dụng, kinh doanh dưới nhãn hiệu. Số lượng càng nhiều thì chi phí đăng ký nhãn hiệu càng tăng lên.

Ngoài ra, trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của công ty sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn cần thanh toán phí dịch vụ, mức phí này sẽ do các bên tự thỏa thuận.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi

Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục tương đối phức tạp nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm và lần đầu thực hiện, hiểu được những khó khăn mà quý khách hàng gặp phải Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói sẽ thực hiện các thủ tục như:

– Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu đồng thời tư vấn để sửa đổi bổ sung tăng khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu nếu nhãn hiệu của khách hàng tương tự cao với bên khác đã đăng ký trước đó.

–  Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ.

– Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu (nếu có).

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và gửi đến khách hàng.

– Chi phí là một vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm hiện nay tuy nhiên quý vị đừng lo lắng bởi chi phí mà chúng tôi đưa ra là hoàn toàn hợp lý đối với những công việc thực hiện.

– Quý khách hàng chỉ cần ủy quyền cho chúng tôi thực hiện mọi thủ tục còn lại liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được chúng tôi thực hiện nhanh chóng nhất.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Đăng ký nhãn hiệu cho thang máy. Khách hàng theo dõi bài viết, còn vướng mắc các nội dung khác liên quan đến thủ tục đăng ký hoặc cần tư vấn báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi qua tổng đài 1900.6557 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi