Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 290 Lượt xem

Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa

Hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa thường được nộp trực tiếp đến Cục SHTT tại Hà Nội hoặc một trong hai văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo hộ thương hiệu cho phòng khám nha khoa với Cục sở hữu trí tuệ là điều cần thiết và quan trọng với cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh trước thị trường cạnh tranh hiện nay.

Vậy Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa như thế nào? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa là việc chủ sở hữu logo nhãn hiệu thương hiệu tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phòng khám nha khoa tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ qua các bước thẩm định hình thức; công bố đơn; thẩm định nội dung; cấp văn bằng bảo hộ hương hiệu. Mục đích chính nhằm độc quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà chủ sở hữu cung cấp.

Ngoài ra còn giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, việc bảo hộ nhãn hiệu còn có thể tiến hành biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự để xử lý mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của mình.

Vậy để Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa cần chuẩn bị những tài liệu, hồ sơ gì? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ làm sáng tỏ.

Hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa gồm có những giấy tờ, tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu quy định).

– Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký độc quyền.

– Danh mục sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký thương hiệu.

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu là công ty hoặc hộ kinh doanh).

– Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu là cá nhân).

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Dịch vụ phòng khám nha khoa được phân vào nhóm dịch vụ nào?

Việc phân loại sản phẩm đòi hỏi người nộp đơn cần hiểu rõ bản chất của hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dành thời gian để nghiên cứu chọn sản phẩm bảo hộ phù hợp. Việc phân loại chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập phạm vi bảo hộ sau này của nhãn hiệu, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian cho việc sửa đổi.

Với trường hợp Khách hàng có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa có thể đưa vào nhóm dịch vụ số 44 theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ thì nhóm 44 và có thể mô tả như sau:

Nhóm 44: Phòng khám y học cổ truyền; phòng khám đa khoa; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ điều trị và phục hồi chức năng bằng phương pháp châm cứu, day ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công của y học cổ truyền.

Quy trình Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Thủ tục này không bắt buộc và không được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra trước xem có nhãn hiệu nào đã được đăng ký và tương tự như nhãn hiệu dự định đăng ký hay không. Có hai cách để tra cứu nhãn hiệu:

– Tra cứu sơ bộ: là việc tra cứu các nhãn hiệu dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi Cục SHTT và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Tuy nhiên, những dữ liệu này được cập nhật muộn hơn so với các nhãn hiệu thực tế, vì vậy dữ liệu thường không đầy đủ và không chính xác.

– Tra cứu nâng cao: Tra cứu nâng cao sẽ mất phí, bởi được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kết quả tra cứu sẽ chính xác và đầy đủ hơn so với tra cứu sơ bộ.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa có thể nộp bản giấy hoặc nộp trực tuyến như sau:

1/ Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

2/ Hình thức nộp đơn trực tuyến

– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Bước 3: Theo dõi quá trình thẩm định đơn

Đầu tiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong vòng 01 tháng đến 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục sẽ đưa ra quyết định về việc đơn đăng ký có hợp lệ hay không.

Nếu đơn đăng ký được quyết định là một đơn hợp lệ, Cục sẽ công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng kể từ ngày quyết định, thông tin công bố bao gồm: mẫu nhãn hiệu; thông tin cơ bản của người nộp đơn và chủ sở hữu; và danh sách hàng hóa và dịch vụ đi kèm với nhãn hiệu.

Cuối cùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong vòng 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố, cục SHTT sẽ xác định xem nhãn hiệu đó có gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không. Nếu nhãn hiệu đáp ứng tất cả các yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thực tế, quá trình thẩm định đơn thường kéo dài từ 2 năm trở lên do tình trạng quá tải hồ sơ. Quý vị cần lưu ý theo dõi sát sao quá trình này để có phản hồi cần thiết trước các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận

Trong khoảng 01 tháng kể từ ngày người nộp đơn thanh toán tất cả các khoản phí và lệ phí nhà nước đầy đủ và đúng hạn và nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ, người nộp đơn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa

Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Lưu ý: Chi phí trên là chi phí do nhà nước quy định, trường hợp Khách hàng sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa thì bên cạnh phí nhà nước ấn định thì phải trả thêm chi phí dịch vụ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám nha khoa trọn gói

Luật Hoàng Phi đem đến giải pháp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho phòng khám đa khoa. Dịch vụ của chúng tôi là trọn gói với những nội dung hỗ trợ cho Khách hàng:

– Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu như: điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, các dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu, thời hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu,…

– Hướng dẫn cung cấp thông tin để xác định nhu cầu đăng ký nhãn hiệu;

– Thiết kế nhãn hiệu, trong trường hợp Quý khách hàng chưa có nhãn hiệu đăng ký;

– Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác theo thông tin khách hàng cung cấp;

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Kịp thời thông tin tới khách hàng về những vướng mắc phát sinh (nếu có) và xử lý nhanh chóng;

– Nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật;

– Nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Quý khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu sau đăng ký.

Với tư cách đại diện sở hữu công nghiệp và hơn 10 năm hoạt động dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trên thị trường, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng và hài lòng tuyệt đối từ khách hàng về chất lượng dịch vụ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các thông tin liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp hoặc liên hệ hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi