Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 275 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa

Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa là thủ tục cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, cấp văn bằng bảo hộ – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về thủ tục Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa. Mời Quý vị theo dõi nội dung để có thêm những thông tin hữu ích.

Chất tẩy rửa là gì?

Chất tẩy rửa là chất hoạt động trên bề mặt hoặc hỗn hợp với khả năng làm sạch các chất bẩn bằng dung dịch pha loãng. Chất tẩy rửa tiếng anh là gì? – Đó là từ Detergents. Chất tẩy rửa tiếng trung là gì? – Chúng được viết là 清洁剂. Hóa chất tẩy rửa là các hợp chất hữu cơ, gồm những đặc tính phân cực và không phân cực. 

Hóa chất tẩy rửa thường là các chất tẩy rửa tổng hợp và có thêm thành phần hóa học, chất nhuộm màu, tẩy trắng và chất ổn định, nhằm mang đến hiệu quả tẩy rửa đạt cấp độ cao. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm, người dùng nên sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, quần áo lao động bên ngoài và khẩu trang, để tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất.

Chất tẩy rửa thường gồm các hợp chất hữu cơ, có đặc tính phân cực và không phân cực. Mặt khác, thành phần chất tẩy rửa gồm ba loại là anion, cation và không ion. Hai thành phần anion và cation mang điện tích âm hoặc tích cực vĩnh viễn, chúng được gắn với các chuỗi CC không phân cực.

Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa là thủ tục cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, cấp văn bằng bảo hộ – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa.

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu chất tẩy rửa nói riêng như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Chọn nhóm nào khi đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa?

Tùy vào loại chất tẩy rửa, theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của Thỏa ước Nice thì có thể xếp vào nhóm 01 hoặc 03, ngoài ra, nếu Quý vị là đơn vị có hoạt động mua bán chất tẩy rửa có thể đăng ký thêm nhóm 35. Dưới đây là gợi ý chọn, mô tả nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gắn với nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa:

– Nhóm 01: Hóa chất công nghiệp; axit; chất xúc tác hóa sinh; chất tẩy rửa dùng trong quá trình sản xuất.

– Nhóm 03: Xà phòng và chất tẩy rửa, trừ loại dùng trong hoạt động sản xuất và dùng cho mục đích y tế; mỹ phẩm; nước hoa, chất thơm và hương thơm để thắp; chế phẩm đánh răng, không chứa thuốc; móng (tay, chân) giả; lông mi giả; bông dùng cho mục đích mỹ phẩm; bông tăm dùng cho mục đích mỹ phẩm; chất khử mùi và chất chống đổ mồ hôi dùng cho cá nhân; xà phòng chống đổ mồ hôi; chất khử mùi dùng cho cá nhân; chất khử mùi dạng xịt dùng cho người; chất khử mùi dùng cho người; xà phòng khử mùi; chế phẩm tạo mùi thơm có chất khử mùi dùng cho người.

– Nhóm 35: Mua bán hóa mỹ phẩm, nước giặt, nước lau sàn, nước rửa chén, sữa tắm, xà bông, dầu gội đầu, khăn giấy lụa, nước xả vải, nước tẩy trắng nhà vệ sinh, dầu xả, sữa rửa mặt, kem đánh răng, chất tẩy rửa.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chất tẩy rửa gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

Thứ nhất: Các tài liệu tối thiểu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thứ hai: Các tài liệu khác

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Các bước đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa

Để đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa, Quý vị thực hiện theo hướng dẫn gồm các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế, tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, Quý vị nên kết hợp việc thiết kế nhãn hiệu với tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu . Trường hợp qua tra cứu khả năng bảo hộ không cao (trùng hoặc có sự tương tự gây nhầm lẫn cao), Quý vị điều chỉnh nhãn hiệu, có phương án đăng ký nhãn hiệu cho phù hợp.

Bước 2: Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ, tài liệu trên đây chúng tôi đã chia sẻ tại mục hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trên đây. Quý vị nếu tự soạn đơn đăng ký nhãn hiệu phải tìm hiểu kỹ càng quy định pháp luật. Ngoài ra, trường hợp cảm thấy khó khăn trong việc soạn đơn đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Quý vị có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Trường hợp nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Theo dõi việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét trong khoảng 2 năm với các bước: Thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung đơn. Trong thời gian này, Quý vị cần kiên nhẫn và theo dõi sát sao quá trình xem xét, xử lý của Cục Sở hữu trí tuệ để có những phản hồi kịp thời, thích hợp trước các yêu cầu từ Cục Sở hữu trí tuệ, phản đối việc đăng ký từ chủ thể khác.

Bước 5: Nộp phí, nhận văn bằng bảo hộ

Kết thúc quá trình xem xét, thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ và Quý vị nộp đủ phí, lệ phí nhà nước. Quý vị nhận văn bằng theo thông báo của Cục.

Luật Hoàng Phi hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chất tẩy rửa trọn gói

Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Luật Hoàng Phi luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối, các đánh giá, phản hồi tích cực từ các khách hàng. Khi Quý vị liên hệ Luật Hoàng Phi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa của Luật Hoàng Phi sẽ được hỗ trợ trọn gói theo quy trình:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

– Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa, Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc cần được giải đáp, hoặc cần hỗ trợ dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi